Câu 1
a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.
Hai/ cha con/ bước/ đi/ trên/ cát/
Ánh/ mặt trời/ rực rỡ/ biển/ xanh/
Bóng/ cha/ dài/ lênh khênh/
Bóng/ con/ tròn/ chắc nịch./
b) Tìm thêm ví dụ mịnh họa cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại.
Từ | Từ đơn | Từ phức | |
Từ ghép | Từ láy | ||
a) Từ trong khổ thơ | |||
b) Từ tìm thêm |
Phương pháp giải:
- Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa.
- Từ ghép: là từ được tạo bởi hai tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy: là từ được tạo bởi hai hay nhiều tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh.
Lời giải chi tiết:
Từ | Từ đơn | Từ phức | |
Từ ghép | Từ láy | ||
a) Từ trong khổ thơ | hai, bước, đi, tròn, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn | cha con, mặt trời, chắc nịch | rực rỡ, lênh khênh |
b) Từ tìm thêm | mẹ, con, hát, ru, nhớ | tổ quốc, quê hương, công cha | bụ bẫm, lộng lẫy, long lanh |
Câu 2
Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào? (Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay một từ nhiều nghĩa?) Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây:
Ví dụ | Từ đồng nghĩa | Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm |
a) đánh cờ đánh giặc đánh trống | |||
b) trong veo trong vắt trong xanh | |||
c) thi đậu xôi đậu chim đậu trên cành |
Phương pháp giải:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng âm: là những từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Từ nhiều nghĩa: nhiều từ khác nhau được hình thành trên cơ sở một nghĩa gốc.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ | Từ đồng nghĩa | Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm |
a) đánh cờ đánh giặc đánh trống | + | ||
b) trong veo trong vắt trong xanh | + | ||
c) thi đậu xôi đậu chim đậu trên cành | + |
Câu 3
Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 167)
Cây rơm
Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
tinh ranh | |
dâng | |
êm đềm |
Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
Phương pháp giải:
- Tinh ranh: tinh khôn và ranh mãnh.
- Dâng: hiện tặng một cách trân trọng (nghĩa trong bài)
- Êm đềm: yên tĩnh, không có sự xao động, tạo cảm giác yên ổn.
Lời giải chi tiết:
tinh ranh | tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma. |
dâng | hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống. |
êm đềm | êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm. |
Nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó vì:
- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan” vì nghiêng về “khôn” nhiều hơn, còn “ranh mãnh, ranh ma” cũng không được dùng chỉ khôn, tuy nhiên lại không ngoan.
- Từ dâng dùng đúng nhất vì nó có thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã…
- Từ êm đềm dùng đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.
Câu 4
Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới ……
b) Xấu gôc, ……. nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, ……. dùng mưu.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Có mới nới cũ.
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Chương 3. Hình học
TẢ NGƯỜI
Unit 15: What Would You Like To Be In The Future?
Vật chất và năng lượng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5