Câu 1
a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
nghĩa | |||
chiến |
b) Nêu nhận xét: Các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
Giống nhau:
Khác nhau:
- Có hay không có âm cuối?
- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào?
Phương pháp giải:
a. - Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
- Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u
b. Em quan sát và trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
nghĩa | ia | ||
chiến | iê | n |
b) Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
- Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
- Khác nhau:
+ Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.
+ Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
Câu 2
Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :
Phương pháp giải:
Em thực hiện theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Bài tập cuối tuần 13
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
Unit 3. Where did you go on holiday?
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
PHẦN 1 : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE