Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Trước khi đọc 1
Trước khi đọc 2
Đọc văn bản 1
Đọc văn bản 2
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 6
Sau khi đọc 7
Sau khi đọc 8
Viết kết nối với đọc

Câu 2. “Lời nói chẳng mất tiền mua,

=> Bài học: Bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.

B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi

A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại.

B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề chớ nề học hỏi, chúc A thành công nha

A: Cảm ơn cậu nhiều!

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Trước khi đọc 1
Trước khi đọc 2
Đọc văn bản 1
Đọc văn bản 2
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 6
Sau khi đọc 7
Sau khi đọc 8
Viết kết nối với đọc

Bài đọc

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam

Nội dung chính

Nội dung chính

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


Trước khi đọc 1

Trước khi đọc 1

Câu 1(trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại việc bản thân đã dùng tục ngữ trong giao tiếp hay chưa và giải thích ý nghĩa của việc dùng tục ngữ trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

- Trong cuộc sống, trong giao tiếp em đã sử dụng rất nhiều tục ngữ.

- Ví dụ: Để khuyên bạn mình về cách mời người khác tham gia một bữa tiệc sinh nhật của bạn, em sẽ dùng tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để chỉ cho bạn cách đúng nhất để có lời mời hấp dẫn.

Trước khi đọc 2

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vì:

- Làm cho lời nói của bản thân trau chuốt và hấp dẫn hơn.

- Để khuyên nhủ, chỉ bảo cho mọi người những bài học hay, những kinh nghiệm quý báu.

Đọc văn bản 1

Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Em đọc các câu tục ngữ, nhận biết nội dung, bài học của từng câu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những chủ đề được thể hiện:

- Về thiên nhiên, lao động sản xuất

- Về con người, xã hội.

Câu 2: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ

Đọc văn bản 2

Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Em đọc các câu tục ngữ và nhận xét về hình thức của các câu

Lời giải chi tiết:

Nét chung về hình thức:

- Đều ngắn gọn, xúc tích

- Được gieo vần liền hoặc vần cách.

Sau khi đọc 1

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em đọc lại các câu tục ngữ, nhận xét số tiếng của từng câu để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Số tiếng trong một câu tục ngữ rất ít, đều là những câu văn ngắn

- Câu có tiếng ít nhất: 5 tiếng

- Câu có tiếng nhiều nhất: 16 tiếng.

Sau khi đọc 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng cách gieo vần của tuc ngữ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những câu tục ngữ có gieo vần: 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15

=> Tác dụng: là một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức phù hợp với tính ổn định về nội dung của tục ngữ, lại vừa kết tỉnh được một số đặc điểm tiêu biểu trong tiếng Việt, trong lối nói của nhân dân ta, dân tộc ta.

Sau khi đọc 3

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

Câu 1. “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Câu 2. “Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Sau khi đọc 4

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ đều tuân thủ cấu trúc cân đối của ngôn ngữ, các vế trong một câu tục ngữ đều phối hợp với nhau để làm rõ và bổ sung cho một nội dung. Các câu đều cân xứng với nhau trên ba mặt diện: ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

=> Tác dụng: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

Sau khi đọc 5

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào hai chủ đề:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

- Tục ngữ về con người và xã hội: 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15

Sau khi đọc 6

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp: 1, 3, 4, 5, 7, 8

- Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ: 10, 14, 15

Sau khi đọc 7

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 không loại trừ nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lý khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

=> Bài học: Bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.

Sau khi đọc 8

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vì đó là kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá; cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

Viết kết nối với đọc

Viết kết nối với đọc

(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lời giải chi tiết:

Cuộc đối thoại giả định:

A: B ơi, tớ đang muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm thêm thu nhập

B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi

A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại.

B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề chớ nề học hỏi, chúc A thành công nha

A: Cảm ơn cậu nhiều!

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved