Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
Thực hành tiếng Việt trang 10
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Thực hành tiếng Việt trang 13
Con hổ có nghĩa
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Củng cố, mở rộng bài 6
Cuộc chạm trán trên đại dương
Thực hành tiếng Việt trang 34
Đường vào trung tâm vũ trụ
Thực hành tiếng Việt trang 41
Dấu ấn Hồ Khanh
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
Củng cố, mở rộng bài 7
Thủy tiên tháng Một
Thực hành tiếng Việt trang 83
Lễ rửa làng của người Lô Lô
Bản tin về hoa anh đào
Thực hành tiếng Việt trang 90
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Củng cố mở rộng bài 9
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Hãy cầm lấy và đọc
Nội dung chính
“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Câu danh ngôn có ý nghĩa về sách: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Em thích đọc nhất là thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết
Sách là kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, khi đọc một cuốn sách ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Như khi em đọc các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam 1930 - 1945 em đã có thể hiểu biết thêm về khung cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng như là sự khốn khổ của người nông dân trong xã hội xưa. Từ đó em đã hình thành được nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử dân tộc cũng như thái độ cảm thông, thương xót cho số phận những con người lầm than.
Đọc văn bản 1
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện chỉ là một truyện rất huyền bí, chưa xác minh được sự thật nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi mà câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện đã trở thành một câu nói khẩu hiệu hiện nay. Và lời nói trong câu chuyện đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong vấn đề nghị luận.
Đọc văn bản 2
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Để chứng minh có vai trò của việc đọc sách trong thế giới hiện đại thì tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục:
- Lấy dẫn chứng từ một câu chuyện được tương truyền
- Lí lẽ thì đi từ việc nạp năng lượng cho tri thức bằng những cuốn sách
Đọc văn bản 3
Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả thì để khắc phục được tình trạng trên thì mỗi người cần phải có đầy đủ 2 phương diện: sách và người đọc. Người đọc cần có ý thức hơn nữa trong học tập. Và sách cũng phải chất lượng để phù hợp với nhu cầu của bạn đọc.
Đọc văn bản 4
Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã kết thúc bằng một câu nói với ngụ ý khuyên bảo mọi người về việc nên đọc sách. Cái kết của văn bản còn có điều độc đáo đó là kết thúc bằng một câu tiếng Anh (kết hợp một câu tuyên truyền).
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Văn bản tập trung vào vấn đề “Hãy cầm lấy và đọc” những cuốn sách có ích cho bản thân mỗi con người.
Sở dĩ ta có thể nhận ra được vấn đề đó là bởi vì xuyên suốt tác phẩm thì tác giả chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ ý kiến “Hãy cầm lấy và đọc”. Dù là mở đầu văn bản bằng một câu chuyện, nêu vai trò của sách, cách kích thích văn hóa đọc hay kết văn bản thì mục tiêu tác giả hướng đến chính là liên quan đến việc đọc sách của con người.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản tác giả đã trình bày rất nhiều ý kiến khác nhau:
- “Hãy cầm lấy và đọc” là một thông điệp đúng đắn và bổ ích
- Vai trò của sách và chữ cái đối với tri thức và tâm hồn mỗi con người là rất quan trọng
- Hành động đọc sách là hành động cần thiết để khám phá và chinh phục những điều mới lạ.
- Hai phương diện được đưa ra để giải quyết việc văn hóa đọc đang sa sút trầm trọng hiện nay.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Câu văn: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.
Em hoàn toàn đồng ý với cách lý giải về thông điệp của tác giả. Thật vậy, từ trước đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của sách đối với cuộc sống của mỗi con người, sách hay và ý nghĩa nếu như chúng ta có thể cảm nhận nội dung qua từng chữ cái, từ ngữ bằng chính đôi mắt và tâm hồn của bản thân mình mà không cần phải biết từ nguồn khác, người khác. Câu chuyện và thông điệp mà cuốn sách sẽ được truyền tải đúng nhất khi bản thân bạn là người tiếp thu chính, bởi lẽ dù cùng một trang sách nhưng cảm nhận của người đọc thì hoàn toàn không giống nhau.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những lí lẽ và dẫn chứng của tác giả:
- Tác giả đã dùng những vai trò của từng con chữ trong mỗi cuốn sách và vai trò của việc đọc sách:
+ Con chữ ẩn chứa giá trị dẫn tộc
+ Kích thích trí tưởng tượng
+ Hình thành tư duy hồi đáp và phản biện
+ Là cầu nối cho các thế hệ
+ Đọc sách là đọc cả thế giới tâm hồn con người
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả cần hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay. Đó là người đọc và sách. Người đọc thì cần ham đọc sách, còn sách cũng phải giàu giá trị và ý nghĩa.
Ý kiến của tác giả rất hợp lý, bởi vì việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành ý thức và thái độ đọc sách để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cần là “bộ mặt” tốt đẹp nhất để kích thích nhau cùng phát triển.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:
- Bản chất của trải nghiệm là gì?
- Qua trải nghiệm, con người thường thu nhận được những gì?
- Con người có thể thu nhận được gì qua đọc sách?
- Vậy có thể xem đọc sách là trải nghiệm được không?
Lời giải chi tiết:
Theo em thì đọc sách có được xem như là một trải nghiệm. Khi đọc sách ta có thể tự mình biết được những điều hay, lẽ phải, những bài học kinh nghiệm, nhiều vốn sống để phục vụ cho chặng đường đời. Khi đọc sách tư duy của chúng ta sẽ phát triển, giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống.
Viết kết nối với đọc
(trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Lời giải chi tiết:
Sách mang lại nguồn tri thức, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích, phục vụ cho cuộc sống, lĩnh vực mà người đó làm việc, theo đuổi,… Sách là nguồn tri thức được đúc kết qua nhiều thời kì, cung cấp cho người nguồn kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, qua sự tích lũy, con người sẽ có vốn sống riêng cho bản thân mình. Sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Sách rất quan trọng trong đời sống của con người, vì vậy nó chính là thứ mà mỗi người cần phải đọc để tiếp thu chứ không phải một đồ vật dùng để trang trí bám bụi theo thời gian.
Đề thi giữa kì 1
Unit 1: My world
Unit 6. Survival
Unit 4. Health and fitness
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7