Bài Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp trang 3 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đại cáo bình Ngô trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gương báu khuyên răn trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Kiêu binh nổi loạn trang 10 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Người ở bến sông Châu trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 18 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đất nước trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 20 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Đi trong hương tràm trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Mùa hoa mận trang 22 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 23 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bản sắc là hành trang trang 27 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gió thanh lay động cành cô trúc trang 28 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tóm lược nội dung, thể loại của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên
- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình
- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.
- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.
→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.
Câu 3
Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ
- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”
- Đưa ra cách hiểu về nhan đề
Lời giải chi tiết:
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.
+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.
+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.
+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.
→ Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.
Câu 4
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
Khổ 2:
Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!
- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm
- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau
- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”
→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.
Khổ 4
- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm
- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao
- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”
→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.
Câu 5
Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào của bài Đi trong hương tràm? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc và lựa chọn câu thơ, hình ảnh mình thích nhất rồi đưa ra lí giải.
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất hình ảnh “tràm” trong bài thơ. Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.
Câu 6
Hãy nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đi trong hương tràm. Em thấy bài hát có truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ không?
Phương pháp giải:
Nghe bài hát và nêu cảm nhận của mình.
Lời giải chi tiết:
Em thấy bài hát đã truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ, qua đó ta thấy được tình cảm tha thiết mà nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu và quê hương đất nước.
Câu 7
Hãy tìm đọc thêm bài thơ Hương thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Theo em, điểm gặp dỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là gì?
Phương pháp giải:
Tìm đọc bài thơ Hương thầm và cho biết điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Điểm gặp dỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là cá tác giả đều sử dụng các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc gắn với quê hương để thể hiện tình yêu đôi lứa, gợi lên sự hoà quyện giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc.
CHỦ ĐỀ I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
Đề thi học kì 2
Chủ đề 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10