Bài Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp trang 3 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đại cáo bình Ngô trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gương báu khuyên răn trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Kiêu binh nổi loạn trang 10 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Người ở bến sông Châu trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 18 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đất nước trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 20 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Đi trong hương tràm trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Mùa hoa mận trang 22 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 23 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bản sắc là hành trang trang 27 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gió thanh lay động cành cô trúc trang 28 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Bài viết Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp thuộc kiểu văn bản nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, nhận dạng kiểu văn bản dựa trên các kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 2
Dựa vào bài viếtNguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp kết hợp với những hiểu biết về lịch sử, em hãy trình bày những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử, văn hoá thời đại Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lịch sử của bản thân để xác định và trình bày những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử, văn hoá thời đại Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
a. Trước và trong khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly cướp ngôi và tiền hành xây dựng lại thể chế nhà nước.
- Nhà Minh xâm lược và thống trị Đại Việt, thực hiện chế độ đàn áp, bóc lột dã man, hòng huỷ hoại triệt để nền văn hoá Đại Việt.
- Các cuộc khới nghĩa chống quân Minh đều thất bại.
- Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo khới nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đánh bại quân Minh, lập ra nhà Hậu Lê.
b. Sau khới nghĩa Lam Sơn:
- Yêu cầu xay dựng một chính quyền vững mạnh, một quốc gia hùng cường.
- Xây dựng một nền văn hoá dân tộc đọc lập, từng bước khôi phục lại bộ phận văn hoá truyền thống đã bị kẻ thù xâm lược huỷ hoại, tiếp thu tinh hoa của văn hoá khu vực. Trong đó, việc xây dựng nền móng cho một nền văn học mưới là rất quan trọng.
Câu 3
Dựa trên cơ sở nào người viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II của văn bản.
- Tìm những chi tiết lý giải lý do người viết khẳng định “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”
Lời giải chi tiết:
- Ông để lại nhiều di sản trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. với nhiều tác phẩm có giá trị.
- Ông có nhiều tập thơ hay và nổi tiếng viết bằng cả chữ Hán và Nôm; các tác phẩm đều có hình ảnh và ngôn từ đặc sắc.
Câu 4
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra mối liên hệ giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi có mỗi liên hệ hết sức mật thiết:
- Cuộc đời ông luôn gắn bó với vận mệnh dân tộc. Thời kì khới nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi luôn là vũ khí lợi hại góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc tước quân Minh. Các tác phẩm của ông đã phản ánh kịp thời từng bước của cuộc kháng chiến oai hùng. Trong đó tiêu biểu là các tác phẩm thư từ luận chiến được tập hợp trong Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Lam Sơn thực lục,…
- Trong thời kì xây dựng đất nước, Nguyễn Trai mang theo những khát vọng lớn lao về mong muốn xây dựng một xã hội “vua sáng, tôi hiền”, người dân ấm no, hạnh phúc, đất nước phồn vinh, giàu đẹp. Các tác phẩm của ông thể hiện một nền văn hoá, văn học mới, tiêu biểu như: hai tập thơ lớn Ức Trai thi tập, Văn bia ở Vĩnh Lăng, Dư địa chí,….
Câu 5
Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn 4 phần II.
- Tóm lược nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi, tìm những chi tiết về con người Nguyễn Trãi thể hiện qua thơ văn.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa
+ Niềm suy tư về thế sự và tình yêu thiện nhiên, đất nước
+ Khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh thái bình.
+ Con người Nguyễn Trãi được hiện lên trong thơ văn
+ Là một người có tinh thần yêu nước mạnh mẽ và tấm lòng thương dân da diết
+ Là người con chí hiếu
+ Là con người coi trọng tình nghĩa, gắn bó với quê hương, yêu thiên nhiên.
Câu 6
Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản trên?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Tìm kiếm những thông tin liên quan đến đóng góp của Nguyễn Trãi về mặt nghệ thuật của thơ văn.
Lời giải chi tiết:
- Biến những sự vật bình dị, dân dã, đời thường trở nên tự nhiên khi đi vào thơ, tạo nên những rung động thẩm mĩ.
- Thơ ông chứa đựng những chiêm nghiệm của chính bản thân ông về con người khi chứng kiến những nghịch cảnh éo le, bất công của xã hội.
- Là kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam
- Ông rất thành công trong các thể loại như: thơ chữ Nôm, phú,...
Câu 7
Em suy nghĩ gì về nhận xét: “Ngày nay, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi vẫn là những bài học hết sức giá trị.”? Hãy nêu lên một số bài học mà em thấy tâm đắc.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi và lí giải một cách hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với nhận xét: “Ngày nay, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi vẫn là những bài học hết sức giá trị.”, Nguyễn Trãi đã để lại những bài học lưu danh sử sách mà khi nhìn vào đó ta thấy được một lối sống hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Một số bài học mà em thấy tâm đắc: bài học về việc trị quốc với tư tưởng nhân nghĩa, bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc,…
Câu 8
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Hãy xác định kiểu văn bản của bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc.
b. Em hãy cho biết mục đích của tác giả khi viết văn bản trên. Chỉ ra sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung bài viết.
c. Em hãy nêu bố cục của bài viết và cho biết ý chính của mỗi phần trong văn bản.
d. Xác định quan điểm (luận đề), các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu lên trong bài văn nghị luận trên. Phân tích và làm rõ mối quan hệ của các yếu tố đó.
e. Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận. Qua đó, làm rõ thái độ, tình cảm của tác giả đối với danh nhân Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
a. Dựa vào kiến thức đã học về thể loại văn bản, đưa ra câu trả lời đúng.
b. Đọc kĩ văn bản để tìm ra mục đích viết, sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung văn bản.
c. Đọc kĩ văn bản, chia bố cục theo nội dung từng phần.
d. Đọc kĩ văn bản, xác định quan điểm (luận đề), các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu lên trong bài văn.
Lời giải chi tiết:
a. Đáp án B
b.
- Tác giả Phạm Văn Đồng nhân kỉ niệm 520 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380-1442) đã viết bài ca ngợi con người, sự nghiệp cứu nước, sự nghiệp văn hoá, văn học trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi.
- Đây là giai đoạn cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống đề quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chế độ mới ở miền Bắc nên bài viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng: khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc kháng chiến, khẳng định truyền thống chống giặc ngoại xâm và niềm tin vào chiến thắng của dân tộc.
→ Nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.
c.
- Bố cục: 4 phần (theo đánh số trong SGK)
+ Phần 1: Nêu và giải thích luận đề.
+ Phần 2: Nguyễn Trãi – người anh hùng cứu nước, thương dân và bi kịch của ông.
+ Phần 3: Sự nghiệp văn học yêu nước và xây dựng nên văn hoá dân tộc của Nguyễn Trãi.
+ Phần 4: Tự hào về Nguyễn Trãi, học tập tấm gương danh nhân.
- Luận đề được nêu ngay ở câu đầu bài viết. Đây cũng là quan điểm được khẳng định trong cả bài.
- Ở phần 2, 3 tác giải triển khai cụ thể các vấn đề được nêu lên trong luận đề. Luận điểm của phần 2 và phần 3 cũng được nêu lên ở ngay câu đầu các phần. Các luận điểm ở phần 2 và 3 đều là sự triển khai một cách cụ thể luận đề của bài viết.
- Các lí lẽ và bằng chứng được đề cập đến trong bốn phần của bài viết đều gắn bó với luận đề và các luận điểm được nêu trong cả bài nghị luận.
- Các câu biểu cảm trong bài sẽ giúp cho lập luận trở nên giàu sức thuyết phục hơn, bớt khô khan hơn và thể hiện một cách trực tiếp thái độ, tình cảm của tác giả.
- Qua các lập luận và các câu biểu cảm, tác giả đã thể hiện sự khâm phục, ca ngợi, tự hào và cảm thông với số phận bi kịch của Nguyễn Trãi.
Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực
Chủ đề 7. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đề thi giữa kì 1
Grammar Reference
Skills (Units 7 - 8)
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10