Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
Bài 72. Ôn tập hình học
Bài 73. Ôn tập đo lường
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
Bài 75. Ôn tập chung
HĐ
Bài 1 (trang 92 SGK Toán 2 tập 2)
Tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm. Lưu ý trường hợp phép trừ có nhớ dạng mượn 1 chục.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 92 SGK Toán 2 tập 2)
Đặt tính rồi tính.
362 – 36 485 – 128
651 – 635 780 – 68
Phương pháp giải:
- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{362}\\{\,\,36}\end{array}}\\\hline{\,\,\,326}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{485}\\{128}\end{array}}\\\hline{\,\,\,357}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{651}\\{635}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,016}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{780}\\{\,\,\,68}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,712}\end{array}\)
Bài 3
Bài 3 (trang 92 SGK Toán 2 tập 2)
Trong vườn ươm có 456 cây giống. Người ta lấy đi 148 cây giống để trồng rừng. Hỏi trong vườn ươm còn lại bao nhiêu cây giống?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số cây giống có trong vườn ươm, số cây giống đã lấy đi để trồng rừng) và hỏi gì (số cây giống còn lại trong vườn ươm), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán
- Để tìm số cây giống còn lại trong vườn ươm ta lấy số cây giống có trong vườn ươm trừ đi số cây giống đã lấy đi để trồng rừng.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 456 cây giống
Lấy đi: 148 cây giống
Còn lại: ... cây giống?
Bài giải
Trong vườn ươm còn lại số cây giống là:
456 – 148 = 308 (cây)
Đáp số: 308 cây giống.
LT
Bài 1 (trang 92 SGK Toán 2 tập 2)
Tính theo mẫu:
Phương pháp giải:
- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm. Lưu ý trường hợp phép trừ có nhớ dạng mượn 1 trăm.
- Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 92 SGK Toán 2 tập 2)
Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Bài 3 (trang 93 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm địa chỉ cho mỗi bức thư.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính ghi trên các bức thư, sau đó đối chiếu kết quả với số nhà để tìm địa chỉ cho mỗi bức thư.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
382 – 190 = 192 364 – 126 = 238
560 – 226 = 334 900 – 700 = 200
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4
Bài 3 (trang 93 SGK Toán 2 tập 2)
Đầu năm, một công ty có 205 người đang làm việc. Đến cuối năm, công ty có 12 người nghỉ việc. Hỏi cuối năm, công ty đó còn lại bao nhiêu người đang làm việc?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số người làm việc ở công ty vào đầu năm, số người nghỉ việc) và hỏi gì (số người đang làm việc vào cuối năm), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số người đang làm việc vào cuối năm ta lấy số người làm việc ở công ty vào đầu năm trừ đi số người nghỉ việc.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Đầu năm: 205 người
Nghỉ việc: 12 người
Cuối năm còn lại: ... người?
Bài giải
Cuối năm, công ty đó còn lại số người là:
205 – 12 = 193 (người)
Đáp số: 193 người.
Bài 5
Bài 5 (trang 93 SGK Toán 2 tập 2)
Trong tấm bản đồ, Rô-bốt đi qua các phép tính có kết quả theo thứ tự như sau:
Tìm đường Rô-bốt đã đi. Rô-bốt có đến được kho báu không?
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép tính được ghi trên bản đồ, sau đó dựa vào thứ tự các số trên chỉ dẫn để tìm ra đường Rô-bốt đã đi.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
392 – 100 = 192 615 – 420 = 195
782 – 245 = 537 728 – 348 = 280
380 – 342 = 38 650 – 329 = 221
500 + 500 = 1000
Do đó, Rô-bốt đã đi theo chiều mũi tên như sau:
Vậy: Rô-bốt có đến được kho báu.
LT2
Bài 1 (trang 94 SGK Toán 2 tập 2)
Tính (theo mẫu).
Mẫu: 800 + 200 = 1 000
1 000 – 200 = 800
1 000 – 800 = 200
a) 300 + 700 b) 400 + 600
1 000 – 300 1 000 – 400
1 000 – 700 1 000 – 600
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm kết quả phép cộng, sau đó dựa vào mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để tính nhẩm kết quả các phép trừ.
Lời giải chi tiết:
a) 300 + 700 = 1 000
1 000 – 300 = 700
1 000 – 700 = 300
b) 400 + 600 = 1 000
1 000 – 400 = 600
1 000 – 600 = 400
Bài 2
Bài 2 (trang 94 SGK Toán 2 tập 2)
Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 231 + 263 = 494
494 – 175 = 319
Vậy ta có kết quả như sau:
b) Ta có: 362 – 171 = 191
191 + 90 = 281
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3
Bài 3 (trang 94 SGK Toán 2 tập 2)
Kết thúc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30, Đoàn Thể thao Việt Nam giành được 288 huy chương gồm Vàng, Bạc và Đồng. Trong đó có 190 huy chương Bạc và Đồng. Hỏi Đoàn Thể thao Việt Nam giành được bao nhiêu huy chương Vàng?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số huy chương Vàng, Bạc và Đồng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được; số huy chương Bạc và Đồng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được) và hỏi gì (số huy chương Vàng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số huy chương Vàng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được ta lấy số huy chương Vàng, Bạc và Đồng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được trừ đi số huy chương Bạc và Đồng Đoàn Thể thao Việt Nam giành được.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Tổng số huy chương: 288 huy chương
Huy chương Bạc và Đồng: 190 huy chương
Huy chương Vàng: ... huy chương?
Bài giải
Đoàn Thể thao Việt Nam giành được số huy chương Vàng là:
288 – 190 = 98 (huy chương)
Đáp số: 98 huy chương Vàng.
Bài 4
Bài 4 (trang 94 SGK Toán 2 tập 2)
Số ghi ở sau mỗi chiếc áo là kết quả của một phép tính. Biết rằng áo màu đỏ ghi số lớn nhất, áo màu vàng ghi số bé nhất. Tìm số ghi ở sau mỗi chiếc áo.
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép trừ sau đó so sánh các đáp số và trên cơ sở dựa vào màu sắc để tìm số trên mỗi chiếc áo.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 231 – 125 = 106
425 – 330 = 95
526 – 400 = 126
Mà: 95 < 106 < 126.
Do đó, trong 3 số trên, số bé nhất là 95, số lớn nhất là 126.
Vậy số áo ghi trên mỗi chiếc áo như sau:
Bài 5
Bài 5 (trang 95 SGK Toán 2 tập 2)
Em hãy giúp Rô-bốt tìm phép tính sai trong bức tranh rồi sửa lại cho đúng nhé!
Phương pháp giải:
Có thể đặt tính rồi tính các phép tính, từ đó tìm được các phép tính sai và sửa lại kết quả các phép tính cho đúng.
Lời giải chi tiết:
Đặt tính rồi tính ta có:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{762}\\{\,\,\,70}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,692}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{529}\\{130}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,399}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{430}\\{\,\,\,50}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,380}\end{array}\)
Do đó, phép tính thứ nhất và thứ ba Rô-bốt tính đúng, phép tính thứ hai Rô-bốt tính sai.
Ta sửa lại như sau:
529 – 130 = 399
LT3
Bài 1 (trang 95 SGK Toán 2 tập 2)
Trong bức tranh, Việt vô ý xoá mất kết quả của các phép tính. Hãy giúp Mai tìm lại kết quả của các phép tính trên bảng.
Phương pháp giải:
Thực hiện tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{346}\\{128}\end{array}}\\\hline{\,\,\,218}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{673}\\{280}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,393}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{484}\\{\,\,75}\end{array}}\\\hline{\,\,\,409}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{161}\\{\,\,90}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,71}\end{array}\)
Bài 2
Bài 2 (trang 95 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào kĩ thuật đặt tính để tìm chữ số thích hợp với ô có dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Bài 3 (trang 96 SGK Toán 2 tập 2)
Kết quả của mỗi phép tính tương ứng với một chữ cái như sau:
Tính kết quả của mỗi phép tính rồi tìm chữ cái tương ứng với kết quả đó để giải ô chữ trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Tính kết quả của các phép tính rồi đối chiếu chữ cái tương ứng ở bảng thứ nhất, sau đó điền chữ cái vào bảng thứ hai rồi thêm dấu thanh để tìm ra ô chữ.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
521 – 140 = 381 145 – 38 = 107
1 000 – 600 = 400 231 + 427 = 658
Do đó, chữ H tương ứng với số 381; chữ N tương ứng với số 107; chữ G tương ứng với số 400 và chữ R tương ứng với số 658.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4
Bài 4 (trang 96 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm cây nấm cho mỗi bạn nhím.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính ghi trên mỗi cây nấm, sau đó đối chiếu kết quả với kết quả ghi trên mỗi chú nhím để tìm cây nấm cho mỗi bạn nhím.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 372 – 255 = 117
430 – 170 = 260
457 – 80 = 377
Vậy mỗi bạn nhím được nối với cây nấm tương ứng như sau:
Bài 5
Bài 5 (trang 96 SGK Toán 2 tập 2)
Biết độ cao của một số núi ở Việt Nam như sau:
a) Trong các núi đó, núi nào cao nhất, núi nào thấp nhất?
b) Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm bao nhiêu mét?
c) Núi Ngự Bình thấp hơn núi Sơn Trà bao nhiêu mét?
Phương pháp giải:
a) So sánh các số đo độ dài dựa vào kiến thức về so sánh các số có ba chữ số, từ đó tìm được núi cao nhất, núi thấp nhất.
b) Để tìm số mét Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm ta lấy độ cao của núi Bà Đen trừ đi độ cao của núi Cấm.
c) Để tìm số mét núi Ngự Bình thấp hơn núi Sơn Trà ta lấy độ cao núi Sơn Trà trừ đi độ cao núi Ngự Bình.
Lời giải chi tiết:
a) So sánh các số đo độ dài ta có:
107 m < 696 m < 705 m < 986 m.
Vậy trong các núi đã cho, núi Bà Đen cao nhất, núi Ngự Bình thấp nhất.
b) Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm số mét là:
986 – 705 = 281 (m)
Đáp số: 281 m.
b) Núi Ngự Bình thấp hơn núi Sơn Trà số mét là:
696 – 107 = 589 (m)
Đáp số: 589 m.
UNIT 0: WELCOME
Unit 2: My family
Chủ đề 6. Trái đất và bầu trời
Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời
Chủ đề. QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2