Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Chia sẻ:
Quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết: Các bạn nhỏ đang làm gì? Vẻ mặt của các bạn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh rồi trả lời câu hỏi chú ý tới cử chỉ, hành động và vẻ mặt của các bạn.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Các bạn nhỏ đang tới trường.
- Tranh 2: Các bạn nhỏ đang đọc sách.
- Tranh 3: Các bạn nhỏ đang học bài.
- Tranh 4: Các bạn nhỏ đang nghiên cứu quả địa cầu
- Tranh 5: Các bạn nhỏ đang vui chơi.
Vẻ mặt của các bạn khi học tập thì rất say mê và hào hứng, lúc vui chơi thì rất vui vẻ.
Phần II
Đọc:
Bài hát tới trường
(Trích)
Bố mẹ đi làm Ta đi học nhé Áo quần sạch sẽ Bầu trời trong xanh
Giữ gìn bàn chân Đừng quên đôi dép. Giữ gương mặt đẹp Nhớ đừng giận nhau.
- Thước kẻ đâu bạn? - Ở trong cặp sách. - Cây bút đâu bạn? - Ở trong cặp sách |
- Lọ đầy mực viết? - Thì ở trên tay. - Còn bài thơ hay? - Ở ngay dưới mũ.
Bạn bè đông đủ Không thiếu một ai Nhưng mà bạn ơi Xin đừng chạy vội Có đoàn có đội Tới trường cùng nhau NGUYỄN TRỌNG TẠO |
Lọ mực ở trên tay: học sinh trước đây đi học phải mang theo lọ mực để viết
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi học.
Câu 2
Câu 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3, 4, chú ý những câu hỏi trong khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Những điều mà các bạn đã hỏi nhau trên đường là:
- Thước kẻ đâu bạn?
- Cây bút bạn đâu?
- Lọ đầy mực viết?
- Còn bài thơ hay?
Câu 3
Câu 3: Em hiểu hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ.” như thế nào?
Chọn ý đúng:
a) Bạn nhỏ chép bài thơ vào mũ.
b) Bạn nhỏ chép bài thơ, để dưới mũ.
c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.
Phương pháp giải:
Em thử suy nghĩ xem chúng ta có thể ghi nhớ mọi thứ bằng bộ phận nào?
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ.” Cho em hiểu rằng: Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.
Chọn đáp án: c
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Các từ in đậm trong mỗi câu dưới đây miêu tả đặc điểm của sự vật nào?
a) Áo quần sạch sẽ.
b) Bầu trời trong xanh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. từ sạch sẽ miêu tả đặc điểm của áo quần.
b. từ trong xanh miêu tả đặc điểm của bầu trời.
Câu 2
Câu 2: Các từ miêu tả đặc điểm nói trên trả lời cho câu hỏi nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các từ miêu tả đặc điểm nói trên trả lời câu hỏi Thế nào?
Câu 3
Câu 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ rồi xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
- Sự vật: áo quần, gương mặt, bàn chân, bầu trời, bạn bè, bài thơ
- Đặc điểm: hay, đông đủ, sạch sẽ, vội, đẹp, trong xanh
Văn miêu tả
Chủ đề: Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài tập cuối tuần 23
Chủ đề 4. Thực vật và động vật
Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2