Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Các bạn trong bức tranh dưới đây đang làm gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát xem các bạn đang chơi trò chơi gì.
Lời giải chi tiết:
Các bạn trong bức tranh đang chơi kéo co.
Câu 2
Câu 2: Trò chơi kéo co đòi hỏi người chơi những gì? Chọn các ý đúng:
a. Mọi người trong đội đều cố gắng.
b. Chỉ cần một người trong đội cố gắng.
c. Mọi người trong đội biết cách phối hợp với nhau.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân khi chơi trò chơi kéo co để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trò chơi kéo co đòi hỏi người chơi:
- Mọi người trong đội đều cố gắng.
- Mọi người trong đội biết cách phối hợp với nhau.
Chọn đáp án: a,c
Câu 3
Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những hoạt động nào cần có tập thể?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh hoặc tự liên hệ bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những hoạt động cần có tập thể là: ca hát, nhảy múa, làm vệ sinh lớp học, nhảy dây, đá cầu,….
Phần II
Đọc:
Giờ ra chơi
(Trích)
Trống bao giờ ra chơi
Từng đàn chim áo trắng
Chân bước khỏi ghế ngồi
Ùa ra ngoài sân nắng.
Chỗ này những bạn gái
Chơi nhảy dây nhịp nhàng
Tiếng vui cười thoải mái
Chao nghiêng cánh lá bàng.
Đằng kia những bạn trai
Đá cầu bay vun vút
Dưới nắng hồng ban mai
Niềm vui dâng náo nức.
Trống điểm giờ vào lớp
Những chú chim vội vàng
Xếp hàng mau vào lớp
Bài học mới sang trang.
NGUYỄN LÃM THẮNG
Giải nghĩa từ
Giải nghĩa từ: Ghép từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ cả hai cột rồi ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 1, chú ý xem ở trường học, ai thường mặc áo trắng.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là các bạn học sinh.
Câu 2
Câu 2: Các bạn làm gì trong giờ ra chơi?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và 3.
Lời giải chi tiết:
Trong giờ ra chơi, các bạn ùa ra sân chơi các trò chơi như nhảy dây, đá cầu.
Câu 3
Câu 3: Những từ ngữ nào cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2 và 3.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui là: vui cười, thoải mái, niềm vui, náo nức.
Câu 4
Câu 4: Các bạn làm gì sau giờ ra chơi?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối cùng.
Lời giải chi tiết:
Sau giờ ra chơi, các bạn lại xếp hàng vào lớp tiếp tục bài học.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm những tiếng (ở cuối dòng thơ) bắt vần với nhau trong khổ 2.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Những tiếng (ở cuối dòng thơ) bắt vần với nhau trong khổ 2 là: gái – mái, nhàng – bàng
Câu 2
Câu 2: Tìm những tiếng (ở cuối dòng thơ) bắt vần với nhau trong một khổ thơ còn lại.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn 1 khổ thơ (trừ khổ 2) rồi tìm tiếng bắt vần cuối dòng thơ.
Lời giải chi tiết:
- Khổ 1: trắng – nắng
- Khổ 3: trai – mai
- Khổ 4: vàng – trang
Chủ đề 4. Vui học với tranh in
Ôn tập cuối năm
Chủ đề 5: MÙA XUÂN HÂN HOAN
Chủ đề: Thực vật và động vật
Chủ đề 2. Trường học
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2