Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 42 17.1
Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta cần phải tách chất?
Lời giải chi tiết:
Trên thực tế, em thường gặp hỗn hợp.
Ta cần phải tách chất để thu được chất tinh khiết, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người.
CH tr 42 17.2
Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống:
Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước.
Làm bay hơi nước biển, thu được muối ăn.
Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
CH tr 42 17.3
Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?
Lời giải chi tiết:
Hạt bụi bị tách ra khỏi không khí vì hạt bụi nặng hơn không khí do đó chúng sẽ tự động rơi xuống đất nên bụi bị tách ra khỏi không khí.
Hạt phù sa nặng hơn nước nên nó sẽ lắng xuống và bị tách ra khỏi nước sông.
CH tr 42 17.4
Em hãy quan sát và so sánh màu của nước gạn và nước lọc
Lời giải chi tiết:
Màu sắc nước gạn và nước lọc khác nhau. Nước gạn có màu nâu đục, còn nước lọc trong suốt.
CH tr 42 17.5
Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
Lời giải chi tiết:
Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn.
CH tr 42 17.6
Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát.
Lời giải chi tiết:
Ta cho hỗn hợp muối và cát vào nước, quấy đều cho muối tan hết và để cát lặng xuống đáy, lọc cát ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó.
CH tr 43 17.7
Nước và dầu ăn, chất lỏng nào nặng hơn?
Lời giải chi tiết:
Nước nặng hơn dầu ăn nên dầu ăn nổi lên trên mặt nước.
CH tr 43 17.8
Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ?
Lời giải chi tiết:
Ta cần mở khóa phễu chiết một cách từ từ để tránh việc khi nước chảy hết, nếu như mở nhanh quá, dầu ăn cũng sẽ rơi xuống theo dẫn đến việc tách dầu ăn và nước không thành công.
CH tr 43 17.9
Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau không?
Lời giải chi tiết:
Các chất lỏng thu được không lẫn vào nhau.
CH tr 43 17.10
Em hãy giải thích hiện tượng xảy ra khi pha trà (trà truyền thống hoặc trà túi lọc)?
Lời giải chi tiết:
Khi pha trà thì các chất trong lá trà sẽ tan trong nước nóng. Khi đó, nước trà sẽ có màu, mùi và vị.
CH tr 43 17.11
Em hãy lấy 3 ví dụ về việc tách chất (vật) trong cuộc sống hằng ngày và giải thích xem làm như thế nào mà tách được?
Lời giải chi tiết:
Trong xây dựng, để có cát sạch không lẫn sỏi hay các loại rác khác thì người ta sẽ sàng cát qua một tấm lưới sắt. Tấm lưới sắt sẽ giữ lại các viên sỏi, rác lại.
Đối với nghề làm muối, người dân sẽ tách muối ra khỏi nước biển bằng cách cho bay hơi nước biển.
Máy lọc nước trong gia đình. Để lọc được nước thì máy phải có chứa các lõi lọc. Nước từ nguồn nước được bơm qua các lõi lọc, các hạt tạp chất sẽ được giữ lại và chỉ cho nước đi qua.
Bài 4: Văn bản nghị luận
Chủ đề 7. CUỘC SỐNG QUANH TA
Bài 10: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chủ đề 4: ƯỚC MƠ HÒA BÌNH
Unit 2: It's delicious!
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6