Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 14 29.1
Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6 để nêu những đặc điểm chung về hình dạng của vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Virus có ba dạng chính là: dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.
CH tr 14 29.2
Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho cho rằng virus là vật thể không sống không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết cấu tạo tế bào.
Lời giải chi tiết:
- Tế bào có cấu tạo các thành phần chính là nhân (vùng nhân) chứa vật chất di truyền, tế bào chất chứa các bào quan và màng sinh chất.
- Virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình, tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glicoprotein.
Virus không hẳn là vật thể không sống vì chúng vẫn có khả năng nhân lên và gây bệnh cho sinh vật khi xâm nhập vào các sinh vật khác. Tuy nhiên khi không kí sinh chúng không thể thực hiện các chức năng này. Vậy nên ta kết luận virus là một dạng sống đặc biệt.
CH tr 14 29.3
Quan sát các hình sau, hãy phân biệt vi khuẩn, virus và hoàn thành bảng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình.
Lời giải chi tiết:
CH tr 15 29.4
Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần được chú thích trong hình và hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Quan sát hình và dựa vào lý thuyết cấu trúc các thành phần cấu tạo virus.
Lời giải chi tiết:
CH tr 15 29.5
Nêu vai trò và ứng dụng của virus trong y học và nông nghiệp.
- Trong y học: ………………………………………...……………
- Trong nông nghiệp: ……………………………………………
Lời giải chi tiết:
- Trong y học: sản xuất vaccine, sản xuất chế phẩm sinh học như hormone, protein …
- Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu, chuyển gen loài này sang loài khác để tạo cây trồng năng suất cao …
CH tr 16 29.6
Kể tên các bệnh do virus gây ra cho người, động vật và thực vật.
- Các bệnh do virus gây ra ở người: ………………………….………………………….
- Các bệnh do virus gây ra ở động vật: …………………………………………………
- Các bệnh do virus gây ra ở thực vật: …………………………….……………………
Lời giải chi tiết:
- Các bệnh do virus gây ra ở người: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm …
- Các bệnh do virus gây ra ở động vật: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm …
- Các bệnh do virus gây ra ở thực vật: khảm ở cây đậu, xoăn ở lá cà chua …
CH tr 16 29.7
Kể tên các loại vaccine mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số loại vaccine mà em biết là: vaccine phòng cúm, vaccine phòng viêm gan B, vaccine SARS-CoV-2, vaccine phòng lao, uốn ván …
CH tr 16 29.8
Em có biết mình đã từng tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm nhiều loại vaccine khác nhau?
Phương pháp giải:
Em có thể hỏi bố mẹ để tìm hiểu về những loại vaccine mình đã được tiêm.
Lời giải chi tiết:
Em đã được tiêm rất nhiều loại vaccine như sởi, viêm não Nhật Bản, thủy đậu, …
Mỗi loại virus sẽ gây ra những bệnh khác nhau nên cần tiêm phòng nhiều loại vaccine đề phòng tránh được tối đa các loại bệnh do nhiều loại virus gây ra.
CH tr 16 29.9
Nêu cách phòng các bệnh do virus gây ra.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine. Vaccine phòng tránh các bệnh lây truyền.
Ngoài ra, việc ăn uống sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ giúp phòng bệnh do virus.
CH tr 16 29.10
Khi nói về virus, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Có lối sống kí sinh.
B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn.
C. Có cấu tạo tế bào.
D. Có cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng xoắn, dạng hỗn hợp, …
Phương pháp giải:
Dựa vào tất cả những hiểu biết em đã học về cấu tạo và lối sống của virus để trả lời câu hỏi.
Câu không chính xác là đáp án C. Vì virus không có cấu tạo tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
GIẢI ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 1: TUỔI HỌC TRÒ
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CTST CHI TIẾT
Bài 4: Quê hương yêu dấu
CHỦ ĐỀ 7. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6