Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 24 10.1
Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Chất ở thể rắn: sắt, đồng, nhôm, bạc, kẽm
Chất ở thể lỏng: nước, thủy ngân,…
Chất ở thể khí: hơi nước, khí nitrogen, khí oxygen,...
CH tr 24 10.2
Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cơ bản của thể của các chất.
Lời giải chi tiết:
Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.
CH tr 25 10.3
Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thế rắn, thể lỏng, thể khí.
Lời giải chi tiết:
Hình dạng | Khả năng chịu nén | |
Chất ở thể rắn | Hình dạng cố dịnh | Rất khó bị nén |
Chất ở thể lỏng | Hình dạng của phần vật chứa chất lỏng | Khó nén |
Chất ở thể khí | Hình dạng theo vật chứa | Dễ bị nén |
CH tr 25 10.4
Khi mở lọ nước hoa, có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể khí?
Lời giải chi tiết:
Khi mở lọ nước hoa, có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất vật lý của thể khí: các hạt di chuyển tự do và dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
CH tr 25 10.5
Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
Lời giải chi tiết:
Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất vật lí của thể lỏng: có hình dạng theo vật chứa và chảy tràn trên bề mặt
CH tr 25 10.6
Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn?
Lời giải chi tiết:
Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có hình dạng ổn định và không bị nén, không bị chảy đi nên có thể đứng trên đó.
Ch tr 25 10.7
Nhiệt độ nóng chảy của sắt (iron), thiếc (tin) và thủy ngân (mercury) lần lượt là 1538oC, 232oC, -39oC. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Lời giải chi tiết:
Từ nhiệt độ nóng chảy thì chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp hơn nhiệt độ thường (khoảng 25oC).
CH tr 25 10.8
Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?
Lời giải chi tiết:
Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy cục đá tan dần thành nước. Vì nhiệt độ nóng chảy của cục nước đá thấp hơn nhiệt độ phòng (thường cho khoảng 25oC).
Ch tr 25 10.9
Quan sát hình 10.4 SGK KHTN 6 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).
Phương pháp giải:
Khi chuyển sang mùa hè, băng tuyết tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng, nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
CH tr 26 10.10
Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Thời gian (phút) | Nhiệt độ (0C) | Thể của nước | Thời gian (phút) | Nhiệt độ (0C) | Thể của nước |
Ban đầu | 0 | Rắn | 5 | 0 | Rắn + lỏng |
1 | 0 | Rắn + lỏng | 6 | 0 | Rắn + lỏng |
2 | 0 | Rắn + lỏng | 7 | 0 | Rắn + lỏng |
3 | 0 | Rắn + lỏng | 8 | 0 | Rắn + lỏng |
4 | 0 | Rắn + lỏng | 9 | 5 | Lỏng |
CH tr 26 10.11
Nhận xét nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy.
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ không đổi khi xảy ra sự nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy của nước đá là khoảng 0oC.
CH tr 26 10.12
Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Lời giải chi tiết:
Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng, xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ.
Khác nhau:
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
CH tr 26 10.13
Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi
Lời giải chi tiết:
Giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Khác nhau:
Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.
CH tr 26 10.14
Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước đến sôi.
Lời giải chi tiết:
Thời gian (phút) | Nhiệt độ (0C) | Thời gian (phút) | Nhiệt độ (0C) |
Ban đầu | 65 | 5 | 100 |
1 | 75 | 6 | 100 |
2 | 88 | ||
3 | 94 | ||
4 | 100 |
CH tr 26 10.15
Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước sôi.
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước sôi không thay đổi.
CH tr 27 10.16
Hãy quan sát công việc của người thợ rèn làm dao (có thể quan sát qua video) và cho biết người thợ rèn đã dựa vào tính chất nào của sắt để làm ra một con dao từ một cục sắt.
Lời giải chi tiết:
Để làm ra một con dao từ một cục sắt người thờ rèn đã dựa vào tính chất sắt không chảy được, khó nén, dễ dát mỏng nên người thợ cần làm nóng cục sắt và dùng búa để đập tạo ra hình dạng của con dao.
10.17
Trên sân khấu biểu diễn, đôi khi các em thấy có màn khói lan toả ra, có khi che khuất cả diễn viên mà không ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Em có biết màn khói ấy là chất gì không?
Lời giải chi tiết:
Khói trắng là nước đá khô (CO2 rắn) hoặc làm bay hơi khí nitơ lỏng hoặc sử dụng các loại máy tạo khói (pha trộn các hóa chất không độc hại như glycerine/glycol/dầu khoáng và nước cất).
CH tr 27 10.18
Vào mùa xuân, trời “nồm”, mặt sàn nhà ướt do xuất hiện những giọt nước (sàn nhà “chảy nước”). Em hãy giải thích hiện tượng này.
Lời giải chi tiết:
Sàn nhà tầng 1 của những ngôi nhà xây sát mặt đất vào mùa xuân thường xảy ra hiện tượng nồm là do mặt sàn nhà có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí mà sàn nhà lại không có khả năng hút ẩm, dẫn nhiệt kém nên làm cho hơi nước trong không khí sát mặt sàn ngưng tụ lại thành các giọt nước.
CH tr 27 10.19
Trong thực tế hoặc gặp trên phim ảnh, khi trời mưa, quần áo bị ướt một phần, người ta thường đứng cạnh bếp lửa (thường là bếp củi) để hơ, quần áo khô khá nhanh. Em hãy giải thích hiện tượng này.
Lời giải chi tiết:
Khi quần áo bị ướt 1 phần, người ta đứng cạnh bếp lửa vì bếp lửa sẽ tỏa ra lượng nhiệt lớn làm nhiệt độ không khí quanh bếp lửa lớn hơn nhiều. Điều này sẽ giúp quần áo nhanh khô và cơ thể ấm hơn.
CH tr 27 10.20
Khi được giao nhiệm vụ đun nước, các em có thể thay đổi cách đun bằng cách bật bếp (điện hoặc gas) ở mức lớn nhất hay cho thêm nhiên liệu (rơm, củi) để bếp cháy to hơn. Hãy dự đoán nhiệt độ của nước thay đổi thế nào so với khi đun bình thường.
Lời giải chi tiết:
Đun nước bằng cách bật bếp (điện hoặc gas) ở mức lớn nhất hay cho thêm nhiên liệu (rơm, củi,...) để bếp cháy to hơn thì nhiệt độ của nước tăng nhanh hơn, sôi nhanh hơn so với đun bình thường.
Đề kiểm tra 15 phút
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
Chương 6: Phân số
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6