Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào?
Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào biểu bì hành tây với tế bào trứng cá?
CH tr 50 21.1
Để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ và mẫu vật gì?
A. Kính hiển vi quang học, lọ nước cất, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
B. Lọ nước cất, kính hiển vi quang học, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
C. Lọ nước cất, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
D. Ống nhỏ giọt, kính hiển vi quang học, kim mũi mác, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
Phương pháp giải:
Nắm vững các nguyên liệu, dụng cụ và mẫu vật cần chuẩn bị để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 50 21.2
Hãy sắp xếp các bước làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây dưới đây theo đúng trình tự tiến hành.
a) Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính, đậy lamen lên.
b) Đặt lớp tế bào biểu bì lên lam kính.
c) Dùng giấy thấm hút phần nước thừa tràn ra ngoài.
d) Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành.
e) Đặt lam kính lên bàn kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát các tế bào một cách chi tiết hơn.
g) Tạo một vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 7 - 8 mm ở mặt trong của vảy hành rồi dùng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt.
Trình tự tiến hành đúng là:
……… → ……… → ……… → ……… → ……… → ……… .
Phương pháp giải:
Nắm vững các bước tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự đúng các bước: d → g → b → a → c → e.
CH tr 50 21.3
Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?
A. Tế bào biểu bì lá cây. B. tế bào niêm mạc miệng ở người.
C. Tế bào cơ ở bò. D. Tế bào trứng cá.
Phương pháp giải:
Tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp là tế bào trứng cá.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 51 21.4
Sắp xếp các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá dưới đây để được trình tự đúng.
a) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.
b) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
c) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.
d) Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để các tế bào trứng cá tách rời nhau.
Trình tự tiến hành đúng là:
……… → ……… → ……… → ……… .
Phương pháp giải:
Nắm vững các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự đúng các bước: b → a → d → c.
CH tr 51 21.5
Việc đậy lamen bằng cách trượt lamen từ một cạnh của lam kính thay vì đậy thẳng lamen lên vị trí lam kính đặt tiêu bản có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Việc đậy lamen bằng cách trượt lamen từ một cạnh của lam kính thay vì đậy thẳng lamen lên vị trí lam kính đặt tiêu bản có tác dụng tránh việc bọt khí xuất hiện gây khó khăn cho việc quan sát.
CH tr 51 21.6
Vẽ tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá em đã quan sát được vào ô trống dưới đây. Ghi chú thích tên và các thành phần tế bào mà em quan sát được vào hình vẽ.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình dạng tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá em quan sát được hoặc vẽ theo hình ảnh có trong SGK KHTN 6.
Lời giải chi tiết:
CH tr 52 21.7
Dựa vào hình ảnh quan sát được, hãy hoàn thành bảng sau và trả lời các câu hỏi dưới đây.
Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào?
Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào biểu bì hành tây với tế bào trứng cá?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình dạng tế bào em đã vẽ ở câu 21.6 và hình ảnh có trong SGK KHTN để so sánh hai loại tế bào này.
Lời giải chi tiết:
Thành phần em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào là: màng tế bào, nhân tế bào, tế bào chất.
Đặc điểm giúp em phân biệt được tế bào biểu bì hành tây với tế bào trứng cá là:
- Tế bào hành tây có thành tế bào bao ngoài màng tế bào, hình dạng các tế bào ổn định, hình thuôn dài, xếp đều đặn.
- Tế bào trứng cá không có thành tế bào, hình dạng các tế bào khác nhau, không đều.
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ - SBT
BÀI 9: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SBT Phần Lịch Sử- CTST
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 6
Chủ đề: Nghệ thuật cổ đại thế giới và Việt Nam
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6