Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - chi tiết
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - chi tiết

Soạn bài Cốm vòng SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc 1
Chuẩn bị đọc 2
Trải nghiệm cùng VB 1
Trải nghiệm cùng VB 2
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc 1
Chuẩn bị đọc 2
Trải nghiệm cùng VB 1
Trải nghiệm cùng VB 2
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 6

Bài đọc

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Cốm Vòng

Nội dung chính

Nội dung chính

Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam


Chuẩn bị đọc 1

Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Phương pháp giải:

Kể lại trải nghiệm thực tế của em

Lời giải chi tiết:

- Em đã từng ăn cốm.

- Mùi vị của cốm: rất dẻo, ăn có vị ngọt nhẹ, mùi vô cùng thơm

Chuẩn bị đọc 2

Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và dự đoán nội dung

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nhan đề, em dự đoán nội dung của văn bản là giới thiệu về cốm làng Vòng hay là giới thiệu về cách làm cốm, hoặc cũng có thể giới thiệu về nơi sản xuất ra cốm Vòng

Trải nghiệm cùng VB 1

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Đó là những cô gái” đến “có tiếng là sành ăn

Lời giải chi tiết:

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả là những cô gái mộc mạc, ưa nhìn, “đầu trùm nón lá”.

Trải nghiệm cùng VB 2

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Người ta lấy mạ giã ra” đến “mùa xuân tươi tốt

Lời giải chi tiết:

Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

1. Ngắt lúa

2. Tuốt lúa

3. Đảo trong nồi rang

4. Xay, giã thóc

5. Sàng thóc

6. Hồ

Suy ngẫm và phản hồi 1

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

   Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

    Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các đoạn văn và tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả từ đó cho biết đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả là: Cho ra; thanh lịch; biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ; tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Từ đó, ta thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả là: tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu từng hạt cốm; sự am hiểu, quý trọng, lưu giữ từng hương thơm của cốm

Suy ngẫm và phản hồi 2

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm các chi tiết sau đó nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là: 

+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

- Tác dụng: Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả bộc lộ trực tiếp, sinh động, như hòa quyện với hương vị thơm mát thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên

Suy ngẫm và phản hồi 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức văn bản, nêu cảm nhận của bản thân về tâm hồn nhà văn Vũ Bằng

Lời giải chi tiết:

Ông nhìn “cốm” không chỉ như một thức quà quen thuộc, mà còn như một món quà thiên nhiên hun đúc, trao tặng cho con người, và đến lượt con người lại dùng công sức và trí tuệ của mình để tạo nên. Ông đã chỉ ra được mối liên hệ của cốm với tự nhiên, với văn hóa và địa lí. Cách nghĩ của nhà văn cũng rất đặc biệt, khi ông nói đến cách con người đối xử với thức quà cũng chính là cách con người đối xử với văn hóa, đồng thời thể hiện lối sống. Cách xưng gọi cũng được ông sử dụng một cách tự nhiên, thân tình và không kém phần trang trọng, tinh tế.

Qua việc đọc văn bản, em thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

Suy ngẫm và phản hồi 4

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của văn bản: tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn háo của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội

- Căn cứ xác định dựa vào các từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cốm, những từ biểu cảm thể hiện trực tiếp tình cảm yêu quý, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với cốm

Suy ngẫm và phản hồi 5

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, chỉ ra những đặc điểm của tùy bút thể hiện trong văn bản

Lời giải chi tiết:

- Chất trữ tình: Cốm Vòng thể hiện tình cảm yêu quý, say mê, trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp của cốm, cửa văn hóa ẩm thực. Những tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả cốm, đồng thời bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán

- Cái tôi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả

- Ngôn ngữ: giản dị, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình

Suy ngẫm và phản hồi 6

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved