CH tr 56 19.1
Nguyên phân không xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tế bào nấm
CH tr 56 19.2
Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy kì?
A. 1 kì B. 3 kì C. 2 kì D. 4 kì
Phương pháp giải:
Sự phân chia nhân trong nguyên phân bao gồm 4 kì lần lượt là: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 56 19.3
Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối
C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối
Phương pháp giải:
Sự phân chia nhân trong nguyên phân bao gồm 4 kì lần lượt là: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 56 19.4
Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì cuối
Phương pháp giải:
Kì trung gian không nằm trong quá trình nguyên phân. Kì trung gian là khoảng thời gian tế bào sinh trưởng, phát triển và tổng hợp nguyên liệu trước khi bước vào nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 56 19.5
Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn
Phương pháp giải:
Trong kì đầu của quá trình nguyên phân: màng nhân tiêu biến, các NST kép bắt đầu co xoắn lại và thoi phân bào được hình thành từ trung thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 56 19.6
Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Phương pháp giải:
Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép co xoắn cực đại để có thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Vì vậy, nhiễm sắc thể thường quan sát rõ nhất khi tế bào ở kì giữa của nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 56 19.7
Ở kì giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?
A. 4 hàng B. 3 hàng C. 2 hàng D. 1 hàng
Phương pháp giải:
Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép co xoắn cực đại để có thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Vì vậy, nhiễm sắc thể thường quan sát rõ nhất khi tế bào ở kì giữa của nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 56 19.8
Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Phương pháp giải:
Sau khi các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo, tại kì sau, thoi phân bào sẽ co rút và tách các NST kép ở tâm động thành các NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 56 19.9
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ
A. màng nhân B. nhân con C. trung thể D. thoi phân bào
Phương pháp giải:
Sau khi các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo, tại kì sau, thoi phân bào sẽ co rút và tách các NST kép ở tâm động thành các NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 56 19.10
Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào nhờ hoạt động của yếu tố nào?
A. Nhân B. Các bào quan C. Thoi phân bào D. Vách tế bào
Phương pháp giải:
Sau khi các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo, tại kì sau, thoi phân bào sẽ co rút và tách các NST kép ở tâm động thành các NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 56 19.11
Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Phương pháp giải:
Trong kì đầu của quá trình nguyên phân: màng nhân tiêu biến, các NST kép bắt đầu co xoắn lại và thoi phân bào được hình thành từ trung thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 57 19.12
Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào đóng vai trò gì?
A. Nơi gắn nhiễm sắc thể.
B. Nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể và kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
D. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con.
Phương pháp giải:
Thoi phân bào được hình thành ở kì đầu của nguyên phân, thoi có vai trò là nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể và kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 57 19.13
Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì cuối B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì đầu
Phương pháp giải:
Sau khi vật chất được phân chia ở kì sau, tại kì cuối, màng nhân dần xuất hiện, tế bào chất được phân chia về hai tế nhân mới được tạo thành.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 57 19.14
Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách nào?
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất.
D. Tạo màng mới giữa tế bào.
Phương pháp giải:
Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. Còn ở tế bào thực vật thì vách ngăn sẽ được tổng hợp tại mặt phẳng xích đạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 57 19.15
Trong phân bào, phân chia thế bào chất bằng các thắt eo màng tế bào ở giữa tế bào chất cs ở tế bào nào?
A. Vi khuẩn B. Động vật C. Thực vật D. Cả A, B, C.
Phương pháp giải:
Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. Còn ở tế bào thực vật thì vách ngăn sẽ được tổng hợp tại mặt phẳng xích đạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 57 19.16
Trong phân bào, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách nào?
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất.
D. Tạo màng mới giữa tế bào.
Phương pháp giải:
Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. Còn ở tế bào thực vật thì vách ngăn sẽ được tổng hợp tại mặt phẳng xích đạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 57 19.17
Vì sao trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng vách ngăn?
A. Vì tế bào không có trung thể B. Vì màng tế bào không thể co dãn
C. Vì tế bào thực vật có vách cellulose D. Vì tế bào thực vật không rời 2 tế bào con.
Phương pháp giải:
Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng vách ngăn vì tế bào thực vật có vách cellulose.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 57 19.18
Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra
A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.
B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n khác tế bào mẹ.
C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n.
D. nhiều cơ thể đơn bào.
Phương pháp giải:
Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 57 19.19
Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì?
A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng eo thắt, ở thực vật bằng vách ngăn tế bào.
B. Ở thực vật không có trung tử và thoi phân bào.
C. Sự di chuyển của nhiễm sắc thể về hai cực.
D. Cả A và B đúng.
Phương pháp giải:
Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. Còn ở tế bào thực vật thì vách ngăn sẽ được tổng hợp tại mặt phẳng xích đạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 58 19.20
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?
1) Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.
2) Ở kì cuối, tế bào có sự co thắt tế bào chất ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
3) Từ một tế bào mẹ, tạo tành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
4) Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.
5) Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.
6) Ở kì cuối, tế bào không có co thắt ở giữa tế bào chất mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
A. (1); (2); (3); (4); (5) B. (1); (3); (5)
C. (1); (2); (3); (5); (6) D. (1); (2); (3); (4); (5); (6)
Phương pháp giải:
Phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật bao gồm:
1) Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.
3) Từ một tế bào mẹ, tạo tành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
5) Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 58 19.21
Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
- Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
- Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trung của loài qua các thế hệ tế bào.
- Tăng nhanh số lượng tế bào. là cơ chế di truyền các đặc tính ở loài sinh sản vô tính.
CH tr 58 19.22
Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của kĩ thuật nào trong thực tiễn?
Lời giải chi tiết:
Nguyên phân là nền tảng, cơ sở khoa học ứng dụng của các kĩ thuật:
- Giâm cành
- Chiết cành
- Ghép cành
- Nuôi cấy mô tế bào
- Nhân bản vô tính vào thực tiễn.
CH tr 58 19.23
Tại sao các nhiễm sắc thể kép lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sai khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?
Lời giải chi tiết:
- Các nhiễm sắc thể xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
- Sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc phân đôi DNA, tổng hợp RNA và các protein, chuẩn bị cho chu kì sau.
CH tr 58 19.24
Tại sao nói giảm phân II và nguyên pân có bản chất giống nhau?
Lời giải chi tiết:
Nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân vì:
- Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của nhiễm sắc thể cơ bản cũng giống nhau: nhiễm săc thể co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào.
- So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: nhiễm sắc thể không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội (n).
CH tr 58 19.25
Trình bày ý nghĩa của việc các nhiễm sắc tể tương đồng bắt cặp với nhau.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa: các NST kép trong cặp tương đồng bắt dôi với nhau theo chiều dọc diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị gene tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gene không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao tử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
CH tr 58 19.26
Ở ruồi giấm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu NST đơn cho quá trình phân bào này.
Lời giải chi tiết:
CH tr 58 19.27
Lấy 50 tế bào soma từ một cây mầm cho nguyên phân liên tiếp nhiều lần thì nhận thấy nhiễm sắc thể do môi trường cung cấp là 16 800 nhiễm sắc thể, trong đó có 14 400 nhiễm sắc thể tạo thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn.
a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Tính số lầ nguyên phân của mỗi tế bào.
Lời giải chi tiết:
a) 2n = 48
b) x = 3
CH tr 58 19.28
Một tế bào trứng của một loài thụ tinh với sự tham gia của 1 048 576 tinh trùng, số tế bào sinh tinh hứa tổng cộng 3 145 728 nhiễm sắc thể.
a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Tính bộ nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng.
Lời giải chi tiết:
a) Số tế bào sinh tinh giảm phân phân tạo tinh trùng là: 1 048 576 : 4 = 262 144 (tế bào).
Mỗi tế bào sinh tinh có bộ NST là 2n.
=> Bộ NST 2n của loài này là: 3 145 728 : 262 144 = 12 (NST).
Vậy bộ NST của loài này là 2n = 12.
b) Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng = tổng số NST trong tinh trùng – số NST trong tế bào sinh tinh
= 6 . 1 048 576 – 3 145 728 = 3 145 728 (NST).
CH tr 58 19.29
Ở một loài cá, số lượng NST lương bội 2n = 28. Tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 64. Cho rằng mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái.
a) Tính số tinh trùng và trứng được hình thành từ các tế bào trên.
b) Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong số tinh trùng và trứng.
Lời giải chi tiết:
a) x = y = 5 2x = 2y = 32
32 x 4 = 128 (tinh trùng); 32 trứng.
b) 128 x 14 = 1 792 nhiễm sắc thể;
32 x 14 = 448 nhiễm sắc thể.
CH tr 59 19.30
Hợp tử của một nguyên phân cho 2 tế bào A và B. Tế bào A nguyên phân một số đợt cho các tế bào con, số tế bào con này bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ NST đơn bội của loài. Tế bào B nguyên phân một số đợt cho một số tế bào con với tổng số NST đơn gấp 8 lần số NST của một tế bào lưỡng bội của loài. Tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi của tất cả các tế bào được hình thành là 768.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào A và B.
Lời giải chi tiết:
a) 2n = 32;
b) x = 4; y = 3.
CH tr 59 19.31
Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ 2n = 44, sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường tế bào đã cung cấp 11 176 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%.
a) Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái.
b) Tính số tế bào sinh trứng và sinh tinh.
c) Tính số hợp tử.
Lời giải chi tiết:
a) x = 8
b) Tế bào sinh trứng là 256; tế bào sinh tinh là 512
c) Số hợp tử là 128.
CH tr 59 19.32
Một hợp tử của một loài sinh vật sau 7 lần nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1 016 nhiễm sắc thể đơn.
a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Khi loài đó phát sinh giao tử thì có mấy loại tinh trùng và trứng.
Lời giải chi tiết:
a) 2n = 8 b) 16
CH tr 59 19.33
Bộ nhiễm sắc thể của mèo 2n = 38, tổng số tế bào sinh tinh và sinh trứng là 320, tổng số nhiễm săc thể trong các tinh trùng nhiều hơn trong trứng là 18 240, các trứng đều thụ tinh tạo hợp tử.
a) Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục ban đầu thì số lần nguyên phân là bao nhiêu?
b) Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
c) Số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho giảm phân tạo trứng là bao nhiêu?
Lời giải chi tiết:
a) x = 8; y = 6 b) 6,25% c) 2 432 (nhiễm sắc thể)
CH tr 59 19.34
Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực của ruồi giấm nguyên phân với số đợt bằng nhau tạo ra 640 tế bào sinh tinh, giảm phân cho các tinh trùng bình thường. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%, của trứng là 40%. Tính:
a) Số lượng tinh trùng được thụ tinh với trứng.
b) Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai đực.
c) Số lượng tế bào sinh trứng ban đầu.
Lời giải chi tiết:
a) 128 b) x = 6 c) 320
CH tr 59 19.35
Ở mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng của cá thể cái xét một cặp gene dị hợp. Sự giảm phân bình thường của các tế bào sinh dục chứa các cặp gene dị hợp đó làm cho loài có khả năng tạo tối đa 16 loại trứng khác nhau.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
b) Cho kí hiệu về các cặp gen dị hợp đó để viết thành phần gene của các loại trứng.
c) Nếu ở cá thể đực, NST giới tính Y không mang gene allele thì thành phần gene trong các loại tinh trùng có thể viết thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) n = 4; 2n = 8
Chủ đề 5. Chuyển động tròn và biến dạng
Unit 2: Entertainment and Leisure
Chương 5. Thủy quyển
D
Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10