Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 - chi tiết
Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 - chi tiết

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 2
CH cuối bài 1
CH cuối bài 2
CH cuối bài 3
CH cuối bài 4
CH cuối bài 5
CH cuối bài 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 2
CH cuối bài 1
CH cuối bài 2
CH cuối bài 3
CH cuối bài 4
CH cuối bài 5
CH cuối bài 6

Bài đọc

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Nội dung chính

Nội dung chính

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

- Tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

Đọc hiểu 1

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Chú ý hình thức các câu tục ngữ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý số tiếng của các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ có hình thức ngắn gọn, mỗi câu chỉ dài một đến hai dòng.

Đọc hiểu 2

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 8, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK, hiểu nội dung từng câu tục ngữ để phân biệt

Lời giải chi tiết:

Đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản là:

- Thời tiết, hiện tượng tự nhiên

- Lao động sản xuất

- Con người, xã hội

CH cuối bài 1

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhận xét về số lượng tiếng vần, nhịp,... của các câu tục ngữ trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý số chữ, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm:

- Ngắn gọn, chỉ từ 1 đến 2 dòng.

- Thường sử dụng vần lưng (câu 1,2), vần cách (câu 3,4,5,6,7,8,9,10)

- Ngắt nhịp: linh hoạt (4/4, 5/5, 2/2/2/2, 2/2, 2/2/4, 3/4, 2/2/2, 6/8)

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

CH cuối bài 2

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

1

Phép đối

giúp dễ nhớ đối với kinh nghiệm quan sát về nắng, mưa thông qua hiện tượng thiên nhiên.

2

Phép đối

nhấn mạnh cơn mưa của tháng Ba và tháng Tư có ảnh hưởng lớn tới nông vụ.

3

Liệt kê

nhằm nhấn mạnh bốn yếu tố quan trọng theo trình tự trong việc trồng lúa nước để có mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao.

4

So sánh

nhằm đề cao giá trị của đất (quý như vàng), khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng đất.

5

Phép đối

làm rõ sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.

6

So sánh, nói quá

nhấn mạnh việc giữ gìn hình thức bên ngoài sẽ góp phần thể hiện một phần tính cách con người.

7

So sánh

nhấn mạnh tầm quan trọng của tính mạng con người, đồng thời, khuyên nhủ mọi người hãy biết quý trọng mạng sống.

8

So sánh

khuyên răn mọi người phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình.

9

Ẩn dụ

dùng hình ảnh thiên nhiên để khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sâu sắc và sinh động.

10

Liệt kê, điệp từ

nhằm khuyên bảo mọi người phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.

CH cuối bài 3

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

- Giải thích ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động

+ Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa.

+ Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: Thưởng thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích, nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

+Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết, gồm bốn yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được
năng suất cao.

+ Câu4: Khẳng định một chân lí: Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, không được phá hoại, lãng phí đất đai.

+ Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh cho mọi người thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.

– Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.

CH cuối bài 4

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ về con người, xã hội đề cao giá trị con người và khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp
đỡ, đùm bọc lẫn nhau; đồng thời, khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong mọi công việc thì ắt sẽ thành công.

CH cuối bài 5

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chọn một câu tục ngữ mà em thích nhất và nêu lí do

Lời giải chi tiết:

Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu “Thương người như thể thương thân” nhất vì nó khuyên nhủ chúng ta thương yêu người khác như chính bản thân mình; giáo dục con người biết yêu thương, vị tha để sống tốt đẹp hơn, chan hòa với mọi người xung quanh.

CH cuối bài 6

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

Theo em, các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay vì đây đều là các kinh nghiệm được người xưa và nay đúc kết dựa trên cơ sở thực tiễn, một số đã được khoa học chứng minh là đúng đắn và phù hợp.

Sưu tầm một số câu tục ngữ khác:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved