Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đẽo cày giữa đường
Nội dung chính
Nội dung chính
Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn. |
Chuẩn bị
Chuẩn bị
(trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
Phương pháp giải:
Tự liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ suy xét thật kỹ về những góp ý đó và chọn lọc những điểm hữu ích, phù hợp với mục tiêu đã đề ra để sửa chữa, nghe theo.
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lý ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Người thợ mộc được góp ý:
- Phải đẽo cho cao, cho to.
- Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.
- Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba.
Sau mỗi lời góp ý, anh ta lại hấp tấp làm theo mà không tự suy xét lại mục đích, kế hoạch bản thân đã đề ra lúc đầu.
Đọc hiểu 2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc phần kết của câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Người thợ mộc phải chịu hậu quả là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá, vốn liếng đi đời nhà ma.
CH cuối bài 1
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường là một anh thợ mộc dốc hết vốn liếng mua gỗ để mở một cửa hàng đẽo cày ngay bên vệ đường.
CH cuối bài 2
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc lại răm rắp làm theo mà không hề dừng lại suy xét đến mục tiêu, kế hoạch bản thân đã đề ra ban đầu.
CH cuối bài 3
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý phần 2 của văn bản
Lời giải chi tiết:
Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Nhưng do người thợ mộc không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma”.
CH cuối bài 4
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
- Những bài học có thể rút ra từ truyện:
+ Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình
+ Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn
- Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
CH cuối bài 5
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
Phương pháp giải:
Hồi tưởng và liên hệ với câu chuyện đã gặp phải, trải qua.
Lời giải chi tiết:
Hè vừa rồi tôi có trồng một cây sen đá. Cây đẹp lắm, được tôi đổi về qua sự kiện đổi giấy lấy cây. Hằng ngày, tôi đem cây ra tắm nắng và tưới nước đầy đủ, chẳng mấy mà sen đá trông mọng nước và tốt tươi. Thế rồi, một hôm bố tôi bảo nắng nóng thế sen đá không sống nổi đâu, con cứ để cây trong nhà được rồi. Nghe lời bố, tôi chuyển hẳn cây vào góc học tập, không đưa ra ngoài nắng nữa. Được một thời gian, cây có vẻ ủ rũ và đổi sắc, không còn tươi tốt như ban đầu. Chị gái thấy thế lại khuyên: “Cây nào mà chẳng cần nắng, em phải để cây ra ban công kia kìa, sao lại đem cất trong nhà?”. Lần này, tôi lại chuyển sen đá ra góc ban công nắng nhất, đón ánh mặt trời lâu nhất. Rất nhanh, chỉ sau hai ngày sen đá bỗng héo queo xơ xác. Nhớ lại những ngày đầu chăm bẵm đúng cách nên cây tốt tươi mơn mởn, tôi quyết định làm theo chính kiến của mình, sáng sáng đem cây ra tắm nắng, khi mặt trời lên cao lại đem vào, cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Thật may vì tôi đã không mất hết vốn liếng như anh thợ cày, cây sen đá bây giờ rất tốt tươi, luôn gắn bó với tôi như người bạn nhỏ thân thiết. Tôi rất nâng niu cây sen đá bé bỏng của mình!
Chương VI. Từ
Chương 1. Số hữu tỉ
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Chương 5: Một số yếu tố thống kê
Bài 2. Bài học cuộc sống
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7