Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Đề 1
Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Phương pháp giải:
Dàn bài chung cho bài văn tả người:
A. Mở bài: Giới thiệu về người được tả
B. Thân bài
- Tả ngoại hình của người được tả (Khuôn mặt, mái tóc, làn da, dáng vẻ,...)
- Tả hoạt động của người được tả
C. Kết bài: Tình cảm của em với người được tả.
Lời giải chi tiết:
Chương trình sinh nhật VTV3 tròn 10 tuổi được tổ chức tại trường quay S9. Sân khấu được trang hoàng thật đẹp. Ánh sáng lung linh vừa làm cho khung cảnh vừa kì ảo vừa lộng lẫy. Chương trình sinh nhật VTV3 có rất nhiều ca sĩ biểu diễn, nhưng em thích nhất là cô Mỹ Tâm và bài hát cô thể hiện.
Sau lời giới thiệu của chú Lại Văn Sâm, cô Mỹ Tâm tươi tắn bước ra sân khấu trong những tràng pháo tay giòn giã. Năm nay cô đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm. Dáng người cô cao dong dỏng. Chiếc váy màu hồng ôm lấy thân hình thon thả của cô. Ánh đèn sân khấu làm cho cô thêm xinh đẹp. Đến giữa sân khấu, cô cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nữa lại vang lên. Cô Mỹ Tâm khẽ nhún nhảy, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Cô đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ. Mỹ Tâm cất tiếng hát. Giọng hát của cô vút cao. Cả trường quay chìm trong im lặng. Ánh đèn sân khấu hắt lên làm khuôn mặt cô rạng ngời. Hai má ửng hồng, cô mỉm cười với khán giả. Có lúc cô đưa tay lên, nháy mắt một cái rất điệu. Trông cô như một chú chim họa mi đáng yêu. Rồi cô xoay một vòng, mái tóc tung bay: “Họa mi, họa mi hót giữa bầu trời xanh…”. Giọng hát của cô vút lên hòa cùng điệu nhạc sôi động. Tiếng đàn, tiếng hát vừa ngừng, cả trường quay như muốn nổ tung bởi tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả.
Nhạc vừa dứt, cô Mỹ Tâm cúi chào khán giả rồi đi vào. Hình ảnh cô Mỹ tâm với bài hát Họa mi tóc nâu đã làm em nhớ mãi. Em mong sao sẽ được xem cô Mỹ Tâm biểu diễn nhiều tiết mục hay hơn nữa.
Đề 2
Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Dàn bài chung cho bài văn tả người:
A. Mở bài: Giới thiệu về người được tả
B. Thân bài
- Tả ngoại hình của người được tả (Khuôn mặt, mái tóc, làn da, dáng vẻ,...)
- Tả hoạt động của người được tả
C. Kết bài: Tình cảm của em với người được tả.
Lời giải chi tiết:
Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.
Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.
Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai cùa mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai báo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.
Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.
Đề 3
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
Phương pháp giải:
Dàn bài chung cho bài văn tả người:
A. Mở bài: Giới thiệu về người được tả
B. Thân bài
- Tả ngoại hình của người được tả (Khuôn mặt, mái tóc, làn da, dáng vẻ,...)
- Tả hoạt động của người được tả
C. Kết bài: Tình cảm của em với người được tả.
Lời giải chi tiết:
Từ nhỏ tới lớn em đã được nghe bà kể rất nhiều câu chuyện cổ tích. Trong các nhân vật, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh.
Thạch Sanh sinh ra trong một gia đình người tiều phu, bố mẹ mất sớm nên chàng sống một mình dưới gốc đa. Càng lớn lên chàng càng dũng mãnh, thân hình vạm vỡ, to lớn. Thạch Sanh có khuôn mặt rất khôi ngô, nụ cười hiền lành. Chàng bận một chiếc khố màu nâu dài, lắm lúc trong như một chàng võ sĩ trong cuộc đấu vật vậy. Chàng là một chàng trai đầy oai vệ, ai nấy trong làng đều ngợi khen sức khoẻ phi thường của Thạch Sanh.
Thạch sanh rất chăm chỉ, từ nhỏ, chàng đã biết tự đốn củi đem bán để kiếm sống. Ngày được Lý Thông nhận làm anh em, chàng chịu khó làm việc, giúp đỡ họ mà chẳng hề mảy may tính toán. Vì tính cách thật thà lại dễ tin người mà Thạch Sanh bị kẻ xấu lợi dụng, cướp công lao của chàng.
Không chỉ chăm chỉ, Thạch Sanh còn rất tài năng và dũng cảm. Chàng đã một mình chém đầu chằn tình, mang lại bình yên cho nhân dân. Dùng cung tên, chàng giết được đại bàng hung ác, cứu nàng công chúa và con vua thủy tề. Ngày được gặp lại công chúa bằng tiếng đàn kỳ diệu, chàng đã thẳng thắn vạch trần những tội ác mà mẹ con Lý Thông đã hãm hại mình. Và cuối cùng, bằng lòng bao dung, Thạch Sanh đã tha chết cho họ.
Qua nhân vật Thạch Sanh, em học hỏi được ở chàng nhiều điều để bản thân có thể cố gắng hoàn thiện hơn. Sau này, em sẽ kể cho em nghe về chàng Thạch Sanh có trái tim lương thiện và dũng cảm, chàng Thạch Sanh mãi là một thần tượng trong lòng em.
Môi trường và tài nguyên
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Bài 6: Kính già, yêu trẻ
VBT TOÁN 5 - TẬP 1