TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2

Soạn bài Người công dân số Một trang 4 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Bố cục
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Nội dung
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Bố cục
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Nội dung

Bài đọc

Người công dân số Một

Nhân vật: Anh Thành

                 Anh Lê

               Anh Mai

Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê:                   - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành:             - Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê:                   - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào….   (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ:  anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng  Tây.

Thành:             - Nếu chỉ cần miếng cơm manh  áo thì tôi đã ở Phan Thiết cũng đủ sống….

Lê:                   - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành:             - Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ anh là người nước nào/

Lê:                   - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành:             - Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê:                   - Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….

Thành:           - À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê:                   - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi  ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành:             - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khối.

Lê:                   - Anh kể chuyện đó làm gì?

Thành:             - Vì anh với tôi…. Chúng ta là công dân của nước Việt….

(còn nữa)

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

- Anh Thành: (Nguyễn Tất Thành): tên Bác Hồ thời trẻ.

- Phắc-tuya: hóa đơn

- Trường Sa-xơ-lu Lô-ba: Một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả.

- Đốc học: người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước.

- Nghị định: văn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể.

- Giám quốc: người đứng đầu nước Pháp lúc đó.

- Phú Lãng Sa: nước Pháp

- Vào làng Tây: nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp)

- Đèn hoa kì: đèn dầu hỏa nhỏ, có bấc tròn.

- Đèn tọa đăng: đèn để bàn loại to, thắp bằng đèn dầu hỏa

- Chớp bóng: chiếu phim

Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đấu đếm Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Đoạn 2: Từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1

Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn đầu anh Thành và anh Lê nói chuyện với nhau.

Lời giải chi tiết:

Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn

Câu 2

Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Phương pháp giải:

Con xem lại những lời anh Thành đã nói trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

Câu 3

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Phương pháp giải:

- Con xem lại vở kịch để tìm những đoạn không ăn nhập đó.

- Con thử nghĩ xem, anh Thành đang nghĩ đến chuyện gì và mục đích để làm gì? còn anh Lê lại đang nghĩ đến chuyện gì và mục đích để làm gì?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Câu 4

Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

 

Con chủ động hoàn thành bài tập.

Nội dung

Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved