Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Đề bài
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dàn bài chung cho bài văn miêu tả cây cối.
A. Mở bài:
- Giới thiệu cây, hoa hoặc quả mà em định tả
- Nêu thời điểm em quan sát cây, hoa hoặc quả ấy
B. Thân bài:
- Tả bao quát toàn bộ cây (hoặc hoa, quả)
- Tả từng bộ phận của cây (hoa, quả) hoặc sự thay đổi của cây (hoa, quả) theo thời gian. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ vào các giác quan: thị giác (nhìn), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ), vị giác (nếm)
- Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, ong bướm…. liên quan đến cây (hoa, quả)
C. Kết bài:
Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây (hoa, quả) được miêu tả
Lời giải chi tiết
Đề 1. Tả một loài hoa mà em thích (hoa phượng).
Nhìn hoa phượng vĩ trên cây
Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường
Hè về lưu luyến vấn vương
Chuyền nhau lưu bút thân thương trao lời
Sân trường em có biết bao loài cây từ bằng lăng, cây bàng, rồi cả những loài hoa trong bồn nhưng ấn tượng sâu sắc với em hơn cả là cây phượng vĩ trong sân trường. Từ năm trước, khi em lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường thân yêu này, cây phượng vĩ đã đứng sừng sững trong sân từ lúc nào.
Nhìn từ xa cây phượng vĩ chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng mát xuống sân trường. Nghe các thầy cô kể lại, cây đã đứng che mưa, chắn gió cho nơi này gần hai mươi năm nay. Biết bao kỉ niệm từ những ngày mới thành lập trường tới bây giờ cây đều chứng kiến hết cả.
Thân cây phượng vĩ cao lớn, bề mặt sần sùi, nổi lên nhiều khối u, chúng em thường lại gần ôm lấy thân cây, một vòng tay của chúng em cũng không thể ôm trọn được một vòng cây. Cành lá của cây xanh mướt, xum xuê và tản ra nhiều tán xung quanh. Lá cây nhỏ li ti, xanh mướt, hình ảnh từng chiếc lá phượng nhỏ li ti bay là là trong gió tạo nên khung cảnh mĩ lệ, thật khó quên. Rễ cây to lớn, sần sùi, cắm sâu vào dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một phần rễ trồi lên trên mặt đất thành những khối u. Đang độ vào hè nên từng tán cây đã bắt đầu lấp ló sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng. Hoa phượng cánh mỏng manh, màu sắc đỏ thắm thật sự thu hút chúng em. Cứ vào độ này, lồng xe đạp của chúng em lại đặt vài nhành phượng vào làm kỉ niệm.
Cây phượng giống như một nhân chứng của thời gian, mặc cho thời gian trôi chảy, bao thế hệ học sinh đã tới rồi rời đi, cây phượng vẫn đứng sừng sững tại nơi này. Đã năm năm kể từ khi em bước chân vào ngôi trường này, biết bao kỉ niệm, bao vui buồn ở đây đều có cây phượng là chứng nhân cả. Kỉ niệm những buổi ra chơi, chúng em chơi đùa xung quanh cây phượng, những ngày thi vất vả, đem sách ra ngồi dưới gốc cây phượng, cây như vỗ về những áp lực, mệt mỏi của chúng em.
Sau này xa trường rồi, ngoài thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm đã có ở nơi này, có lẽ cây phượng cũng là một phần kỉ niệm sâu sắc mà cả đời này em cũng chẳng thể nào quên được.
Đề 2. Tả một loại trái cây mà em thích (cây cam).
Hoa quả là một thứ rất tốt cho sức khỏe bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, chính vì vậy mà chúng được nhiều người yêu thích. Trong các loại hoa quả, em thích nhất là cam.
Cây cam sinh trưởng ở nơi có khí hậu nóng ẩm, cây cao trung bình từ hai đến năm mét với những cành nhỏ vươn ra xa như những cánh tay của người khổng lồ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì. Trên những cành khẳng khiu là những tán lá xanh ngát tỏa rộng, nhìn từ xa cây cam không khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ vậy. Tô điểm cho chiếc ô đó là những trái cam màu cam óng trông rất bắt mắt.
Cam khi còn non sẽ có màu xanh thẫm không khác gì màu xanh của lá cây, phải chú ý lắm mới có thể nhận ra những quả cam ấy giữa màu xanh ngút ngàn của tán lá. Cam khi còn xanh bổ ra sẽ có vị chua và chát, không thích hợp để ăn. Vậy mà chỉ một thời gian sau thôi những trái cam kia sẽ chuyển sang màu mật ong rực rỡ mọng nước trông rất ngon. Lúc này đây, một mùi hương nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ tỏa ra hấp dẫn khứu giác của những người xung quanh.
Trong vườn nhà em có trồng một cây cam rất lớn, nghe ông em nói thì cây cam đó là do bố em trồng từ khi còn bé tí. Mỗi lần đến mùa quả chín, em lại háo hức nhìn về phía cây cam, chờ đợi những chấm tròn xuất hiện trên tán lá thẫm xanh. Cam khi chín, vỏ có màu cam giống như tên gọi, bổ ra bên trong là một lớp cùi dày màu trắng ngà. Lớp cùi này cùng với vỏ cam có tác dụng làm trắng răng rất hiệu quả , đặc biệt là đối với người dùng nhiều kháng sinh. Bên trong lớp cùi kia là là một màu vàng lấp lánh, mọng nước kích thích vị giác của người nhìn. Cam lúc chín sẽ có vị thanh chứ không ngọt sắc như xoài, mít,…hay chua chua ngọt ngọt như ổi, chôm chôm…
Cam có chứa rất nhiều vitamin C cùng chất xơ tốt cho da và đôi mắt. Cam còn có giá trị xuất khẩu rất cao, ở một số địa phương người ta cũng dựa vào việc trồng cam làm thu nhập chính. Cam thật ra cũng rất dễ trồng cũng như chăm sóc, cam ưa ánh sáng mặt trời và nước. Chỉ cần trồng cam ở nơi đất thịt hoặc đất phù sa và chăm chỉ tưới nước, bắt sâu thì cây sẽ lên xanh tốt, cho ra nhiều trái. Cam được rất nhiều người, bao gồm cả bạn bè trong và ngoài nước yêu thích bởi hương vị ngọt thơm thanh khiết của nó.
Em rất thích ăn cam, nó rất tốt cho sức khỏe lại ngon miệng. Em sẽ luôn chăm sóc cây cam trong vườn thật tốt để nó có thể đơm hoa kết quả.
Đề 3. Tả một giàn cây leo (cây mướp)
Quê em nằm ở vùng nông thôn, cách khá xa vùng đô thị nhộn nhịp, huyên náo. Quê em tuy nghèo nhưng cuộc sống lại vô cùng yên bình, êm ả, người dân quê em ai cũng rất hòa đồng, thân thiện. Tuy không có những thứ đồ vật đắt tiền, những loại đồ ăn sang trọng nhưng những đồ ăn dân giã quê hương em thì không hề thua kém bất cứ món đặc sản nào. Một trong những đặc trưng của quê em, đó là các loại nông sản, các loại rau quả sạch, tươi, ngon. Nhắc đến các loại quả phục vụ cho bữa ăn của con người thì không thể không kể đến quả mướp hương.
Mướp hương là một loại cây leo, rất dễ trồng và cho rất nhiều quả. Ở quê em, bố mẹ em cũng như các bác hàng xóm đều trồng ở vườn nhà mình từ một đến hai giàn mướp. Để cho cây mướp phát triển tươi tốt và cho nhiều trái quả thơm thì mọi người đều phải chuẩn bị những giàn bằng tre, gỗ để cho cây mướp leo lên và phát triển, vì thân mướp rất mềm, không vững chắc được như các cây xoài, cây cam…, nếu không có những giàn chống đỡ thì cây mướp không thể phát triển và không cho những trái mướp tươi ngon được. Ngoài trồng mướp ở các giàn thì mọi người quê em còn trồng mướp gần các cây cao, như cây nhãn, cây vải, hay gần những bờ rào, những bức tường. Ở những nơi này thì cây mướp vẫn có thể leo lên và phát triển được, lại không mất nhiều công sức cho việc mắc giàn. Tuy nhiên, việc thu hoạch mướp sẽ khó khăn hơn so với trồng ở giàn.
Mướp có thân mềm và rất nhỏ, thân mướp chỉ to khoảng một chiếc đũa ăn cơm, nhưng nó lại có khả năng phát triển rất dài và leo bám vào giàn, lá của cây mướp có hình tim, đường vân lá nổi lên rất rõ. Lá mọc dọc khắp thân của cây mướp, lá mướp còn được mọi người quê em dùng để lau đi nhựa mít, vì nhựa mít nhiều và dính, lá mướp lại có khả năng lấy đi những thứ nhựa dính đó, giúp cho múi mít thơm, ngon và sạch nhựa hơn. Một bộ phận nữa không thể thiếu của cây mướp đó chính là hoa mướp, hoa mướp rất thơm, đặc biệt là của loại mướp hương, ngoài quả thì hoa mướp cũng được nhiều người hái để nấu canh. Và phần quan trọng nhất, có giá trị nhất của cây mướp đó chính là quả mướp. Quả mướp được mọc ra từ những bông hoa, sau khi trưởng thành thì quả mướp to chừng bằng cổ tay.
Những quả mướp này dùng để nấu canh rất ngon, đặc biệt là món canh cua. Món ăn này em và mọi người trong gia đình đều rất yêu thích, đặc biệt là vào ngày hè, món ăn này càng trở nên ngon lành hơn. Quả mướp tuy là một loại quả dân dã nhưng nó lại có thể chế biến ra những món ăn vô cùng ngon miệng. Cây mướp là một loại cây được trồng phổ biến ở tất cả các vùng quê trên lãnh thổ Việt Nam, tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng lại rất có giá trị trong đời sống sinh hoạt, trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.
Đề 4. Tả một cây non mới trồng (cây bạch đàn).
Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.
Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.
Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vào que cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.
Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.
Đề 5. Tả một cây cổ thụ (cây tràm).
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như một đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nổi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
Chương 4. Số đo thời gian. Toán chuyển động đều
Bài tập cuối tuần 4
TẢ LOÀI VẬT