Bài 1
a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách xem lịch đã học ở lớp 3.
Lời giải chi tiết:
a) Các tháng có 30 ngày là: tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một.
Các tháng có 31 ngày là: tháng giêng, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai.
Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là tháng hai
b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 ngày = ... giờ \( \displaystyle{1 \over 3}\) ngày = ... giờ 3 giờ 10 phút = ... phút
4 giờ = ... phút \( \displaystyle{1 \over 4}\) giờ = ... phút 2 phút 5 giây = ... giây
8 phút = ... giây \( \displaystyle{1 \over 2}\) phút = ... giây 4 phút 20 giây = ... giây
Phương pháp giải:
Dựa vào các cách chuyển đổi:
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
Lời giải chi tiết:
3 ngày = 3 x 24 giờ = 72 giờ 3 giờ 10 phút = 3 x 60 phút + 10 phút = 190 phút
4 giờ = 4 x 60 phút = 240 phút 2 phút 5 giây = 2 x 60 giây + 5 giây = 125 giây
8 phút = 8 x 60 giây = 480 giây 4 phút 20 giây = 4 x 60 giây + 20 giây = 260 giây
\( \displaystyle{1 \over 3}\) ngày = \( \displaystyle{24 \over 3}\) giờ = 8 giờ
\( \displaystyle{1 \over 4}\) giờ = \( \displaystyle{60 \over 4}\) phút = 15 phút
\( \displaystyle{1 \over 2}\) phút = \( \displaystyle{60 \over 2}\) giây = 30 giây
Bài 3
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
Phương pháp giải:
a) Năm 1789 thuộc khoảng từ năm 1701 đến năm 1800.
Do vậy năm 1789 thuộc thế kỉ XVIII.
b) Năm sinh của Nguyễn Trãi = 1980 - 600 = 1380.
Từ đó em xác định được Nguyễn Trãi sinh năm nào và thế kỉ nào.
Lời giải chi tiết:
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII.
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:
1980 – 600 = 1380
Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
Bài 4
Trong cuộc thi chạy 60m. Nam chạy hết \( \displaystyle{1 \over 4}\) phút, Bình chạy hết \( \displaystyle{1 \over 5}\) phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?
Phương pháp giải:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là giây rồi so sánh kết quả với nhau. Bạn nào chạy hết ít thời gian hơn thì bạn đó chạy nhanh hơn.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\( \displaystyle{1 \over 4}\) phút = 15 giây \( \displaystyle{1 \over 5}\) phút = 12 giây
Vì 12 giây < 15 giây nên Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là:
15 – 12 = 3 (giây)
Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn 3 giây.
Bài 5
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Đồng hồ chỉ
A. 9 giờ 8 phút B. 8 giờ 40 phút
C. 8 giờ 45 phút D. 9 giờ 40 phút
b) 5kg 8g = ?
A. 58g B. 508g
C. 5008g D. 580g
Phương pháp giải:
a) Quan sát đồng hồ để tìm thời gian trên đồng hồ.
b) Dựa vào cách đổi: 1kg = 1000g.
Lời giải chi tiết:
a) Đồng hồ chỉ 8 giờ 40 phút.
Khoanh vào B.
b) Ta có: 1kg = 1000g nên 5kg = 5000g.
Do đó: 5kg 8g = 5kg + 8g = 5000g + 8g = 5008g.
Vậy: 5kg 8g = 5008g.
Khoanh vào C.
Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Project 3
Chủ đề 3. Yêu lao động
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4