Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bài học về sự quan tâm
Trong tháng hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
(Theo Thanhnien Online)
a/ Vì sao trong đề thi, vị giáo sư lại hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học?
b/ Nhân vật tôi thay đổi thế nào sau bài học của vị giáo sư?
c/ Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?
Phương pháp giải:
a. Em đọc lời nói của vị giáo sư ở phần cuối câu chuyện.
b. Em đọc câu cuối cùng của câu chuyện.
c. Em liên hệ bản thân mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Vị giáo sư hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học vì : cô ấy cũng quan trọng và xứng đáng được nhận sự quan tâm của các bạn học sinh.
b. Sau bài học của giáo sư, nhân vật tôi không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
c. Để thể hiện sự quan tâm của mình với mọi người xung quanh, em luôn lễ phép với người lớn tuổi, biết giúp đỡ người già và các bé nhỏ.
Khi làm những việc đó em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, việc đó khiến em gần gũi với mọi người xung quanh hơn.
Câu 2
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
a/ Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng?
b/ Những tiếng nào không có âm đầu?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại câu thơ rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Câu thơ trên có 14 tiếng.
b. Tiếng không có âm đầu là : oi
Câu 3
Ghi vào bảng kết quả phân tích cấu tạo của các tiếng theo mẫu:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
nhoẻn | Nh | oen | hỏi |
khuyên |
|
|
|
mùa |
|
|
|
huệ |
|
|
|
muốn |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu đã đưa để hoàn thành việc phân tích cấu tạo của những tiếng khác.
Lời giải chi tiết:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
khuyên | kh | uyên | ngang |
mùa | m | ua | huyền |
huệ | h | uê | nặng |
muốn | m | uôn | sắc |
Bài 1. Nước Văn Lang
PHẦN ĐỊA LÍ
Chủ đề 4. Nấm
Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4