SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
ND chính
Bố cục
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
ND chính
Bố cục
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Cảnh ngày xuân

ND chính

Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. 

Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): khung cảnh mùa xuân

- Phần 2 (8 câu thơ tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Phần 3 (4 câu cuối): cảnh chị em Kiều du xuân trở về

Câu 1

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 86 SGK Ngữ văn 9, tập 1): 

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân:

- Những chi tiết gợi lên đặc điểm của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, trời, cành lê trắng.

- Cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du:

+ Chữ "điểm" có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà.

+ Bút pháp hội hoạ phương Đông: chấm phá, lấy tĩnh tả động.

=> Bức tranh mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 86 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu. -> gợi không khí lễ hội thật rộn ràng.

- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa: lễ tảo mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp -> Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông. 

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 86 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.

- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.

- Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.

Câu 4

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Thành công về nghệ thuật miêu tả :

   - Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình.

   - Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm.

   - Bút pháp tả cảnh đặc sắc : tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.

Luyện tập

- Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm cỏ non, là màu xanh biếc của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân trời. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa. Cảnh đẹp mà tĩnh tại.

- Hai câu thơ trong truyện Kiều là bức họa tuyệt đẹp về mùa thu. Gam màu xanh làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói điểm một vai bông hoa lê mà không nói đến màu sắc của hoa. Nguyễn Du chỉ cho thêm một chữ trắng mà đã khiến bức tranh mùa xuân đã khác hẳn. Chữ trắng là điểm nhấn làm nổi bật cả bức tranh mùa xuân. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved