Phần I
Khởi động
Quan sát tranh và cho biết mỗi người, mỗi vật trong tranh đang làm gì.
Phương pháp giải:
Em quan sát từng người, từng sự vật có trong tranh và cho biết hoạt động của mỗi người, mỗi vật.
Lời giải chi tiết:
- Bạn nhỏ đang học bài.
- Chim tu hú kêu báo hiệu mùa vải chín.
- Gà trống gáy báo hiệu ngày mới.
- Hoa đào nở báo hiệu xuân về.
Phần II
Đọc:
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.
Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, bảo phút, bảo giờ. Con gà trống gáy vang ò ó o, bảo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy. Con tu hú kêu tu hủ, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Chim cú mèo chập tối đứng trong hốc cây rúc cú cú cũng làm việc có ích cho đồng ruộng.
Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.
(Theo Tô Hoài)
Từ ngữ
- Sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân.
- Tưng bừng: (quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, tươi vui.
- Rúc: kêu lên một hồi dài.
Phần III
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những con vật nào được nói đến trong bài?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những con vật được nói đến trong bài là: Con gà trống, chim tu hú, chim bắt sâu, chim cú mèo
Câu 2
Câu 2: Đóng vai một con vật trong bài, nói về công việc của mình.
Phương pháp giải:
Nói về công việc của từng con vật dựa theo gợi ý:
- Tên công việc
- Ích lợi
Lời giải chi tiết:
Đóng vai con vật, nói về công việc của mình:
- Chào các bạn, mình là gà trống. Mỗi ngày, mình đều thức dậy rất sớm, gáy vang Ò…ó… o báo hiệu một ngày mới lên. Nhờ có tiếng gáy của mình mà mọi người có thể thức dậy bắt đầu một ngày mới.
- Chào các bạn, mình là chim tu hú. Mỗi khi mùa vải chín đến, mình sẽ kêu tu hú, tu hú. Mọi người nhớ nhé! Nghe thấy tiếng mình kêu nghĩa là đến mùa vải chín rồi đó!
- Chào các bạn, mình là chim sâu. Sâu bọ có hại cho mùa màng. Còn thức ăn yêu thích của mình lại là chúng. Mình thường ăn sâu bọ, mình cũng biết đây cũng là cách để bảo vệ mùa màng cho các bác nông dân.
- Chào các bạn, mình là chim cú mèo. Thời gian hoạt động của mình là về đêm. Mình thường bắt chuột, loài vật gây hại cho mùa màng của các bác nông dân.
Câu 3
Câu 3: Kể tên những việc bạn nhỏ trong bài đã làm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3
Lời giải chi tiết:
Những việc mà bạn nhỏ trong bài đã làm là: làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Câu 4
Câu 4: Theo em, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, mọi người, mọi vật đều bận rộn làm việc của mình nhưng ai cũng rất vui vẻ.
Phần IV
Luyện tập văn bản đã đọc
Câu 1: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại hoạt động của từng con vật trong bài để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ xem ở trường em thường làm những hoạt động gì và đặt câu nêu ra hoạt động đó.
Lời giải chi tiết:
- Trong lớp, em chăm chú nghe giảng.
- Em tưới nước cho mấy khóm hoa trong vườn trường.
- Em cặm cụi tập viết.
Nội dung
- Nội dung chính: Mọi vật, mọi người đều phải làm việc. Làm việc đem lại niềm vui cho mỗi chúng ta, khiến chúng ta thấy mình có ý nghĩa hơn. - Liên hệ bản thân: Cần phải chăm chỉ học tập và làm những việc vừa sức mình. |
Unit 4: I go to school by bus
Bài tập cuối tuần 13
Unit 10: A new friend!
Chương 2. Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Unit 2: Playtime!
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2