Phần I
Khởi động:
Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây?
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trò chơi Rồng rắn lên mây cần nhiều người chơi, thường là khoảng 5, 6 người trở lên. Một người đóng vai thầy thuốc, những người còn lại nối đuôi nhau đóng vai rồng rắn. Nhiệm vụ của thầy thuốc là phải bắt được rồng rắn phía sau.
Phần II
Bài đọc:
RỒNG RẮN LÊN MÂY
Rồng rắn lên mây là một trò chơi vui nhộn. Năm, sáu bạn túm áo nhau làm rồng rắn. Một bạn làm thầy thuốc, đứng đối diện với rồng rắn. Rồng rắn vừa đi vòng vèo vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Thấy cây núc nác
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp. Nếu thầy nói “có” thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con và đồng ý cho thầy bắt khúc đuôi.
Thầy thuốc tìm cách bắt khúc đuôi. Bạn làm đầu dang tay cản thầy thuốc, bạn làm đuôi tìm cách tránh thầy. Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm đuôi. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
(Theo 101 trò chơi dân gian dành cho trẻ Mầm non)
Từ ngữ
Cây núc nác: một loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cản: ngăn lại, giữ lại.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách túm lấy áo nhau.
Câu 2
Câu 2: Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ và đọc kĩ đoạn thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để xin thuốc chữa cho con.
Câu 3
Câu 3: Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị thầy bắt?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3.
Lời giải chi tiết:
Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc.
Câu 4
Câu 4: Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3.
Lời giải chi tiết:
Nếu bạn khúc giữa để bị đứt thì bạn đó phải đổi vai là đuôi.
Nội dung chính
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết, ý thức về trách nhiệm của cá nhân trong một tập thể. |
Phần IV
Luyện tập theo văn bản đã đọc
Câu 1: Nói tiếp để hoàn thành câu:
a. Nếu thầy nói “không” thì (...).
b. Nếu thầy nói “có” thì (...).
c. Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì (...).
d. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì (...).
Phương pháp giải:
Em nhớ lại nội dung 2 đoạn văn cuối bài.
Lời giải chi tiết:
Hoàn chỉnh câu:
a. Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp.
b. Nếu thầy nói “có” thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con và đồng ý cho thầy bắt khúc đuôi.
c. Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc.
d. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì thì đổi vai làm đuôi.
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu nói về trò chơi em thích.
M: Rồng rắn lên mây là một trò chơi vui nhộn.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Đặt câu:
- Mèo đuổi chuột là một trò chơi dân gian.
- Xếp hình là trò chơi rèn trí nhớ và sự kiên nhẫn.
Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương
Fun time 2
VBT TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bài tập cuối tuần 27
Unit 6: Food
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2