CH tr 26 35.1
Hãy chọn cụm từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ (...): kính lúp, kính hiển vi.
Người ta sử dụng …… (1) …… và …… (2) …… để quan sát những vật nhỏ bé. Những vật không thể quan sát được bằng mắt thường sử dụng …… (3) …… để quan sát.
(1) ……… (2) ……… (3) ………
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các dụng cụ, thiết bị dùng để quan sát vật mẫu.
Lời giải chi tiết:
(1) Kính lúp; (2) kính hiển vi; (3) kính hiển vi.
CH tr 26 35.2
Sắp xếp cho đúng các bước khi sử dụng kính hiển vi.
(1) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát tiêu bản (lưu ý không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
(2) Chọn vật kính thích hợp (10x hoặc 40x) tùy theo mục đích quan sát.
(3) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
(4) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.
(5) Điều chỉnh ánh sáng thích hợp với vật kính.
Trình tự tiến hành đúng là: …… → …… → …… → …… → …… .
Phương pháp giải:
Dựa vào các bước sử dụng kính hiển vi trong các bài thí nghiệm trước đó.
Lời giải chi tiết:
Trình tự tiến hành đúng là: 2 → 5 → 1 → 3 → 4.
CH tr 26 35.3
Hãy nêu cách tiến hành quan sát đạt diện thực vật không có mạch.
Phương pháp giải:
Nắm vững các bước tiến hành quan sát thực vật không có mạch.
Lời giải chi tiết:
Sử dụng kính lúp để quan sát các cơ quan của cây rêu: rễ, thân, lá và vị trí của bào tử trên mẫu vật thật hoặc quan sát trên tranh, ảnh.
Quan sát thân có phân nhánh hay không.
Dùng dao lam cắt một lát móng ngang thân cây rêu (nếu có), đặt lát cắt lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất lên trên mẫu vật và đậy lại bằng lamen. Đặt lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x và 40x. Quan sát thân cây có mạch dẫn hay không.
CH tr 26 35.4
Hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy. Hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Điền tên các mẫu vật quan sát được và vị trí phân loại của thực vật cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
CH tr 27 35.5
Vẽ vào ô trống dưới đây một cây có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và hoa mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG
Sách bài tập phần Lịch sử- Cánh diều
Progress review 2
Đề thi học kì 1
Unit 8: How much is this T-shirt?
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6