Trả lời câu hỏi 1 trang 12
Nội dung câu hỏi:
Viết từ in đậm trong các câu ca dao dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ca dao
b. Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Ca dao
c. Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn.
Ca dao
Tên người | Tên sông, núi, đầm | Tên tỉnh |
……………………….. ……………………….. ……………………….. | ……………………….. ……………………….. ……………………….. | ……………………….. ……………………….. ……………………….. |
Phương pháp giải:
HS làm bài
Lời giải chi tiết:
Câu | Tên người | Tên sông, núi, đầm | Tên tỉnh |
a | Lê Lợi | Bạch Đằng, Lam Sơn | |
b | Vọng Phu, Thị Nại | Bình Định | |
c | Quảng Ngãi |
Trả lời câu hỏi 2 trang 12
Nội dung câu hỏi:
Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp và nhân xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm.
a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể.
➔ Nhận xét về cách viết:
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật.
➔ Nhận xét về cách viết:
người | Bình Định | Lê Lợi | đầm |
Bạch Đằng | núi | Thị Nại | Quảng Ngãi |
Lam Sơn | sông | tỉnh | Vọng Phu |
Phương pháp giải:
HS làm bài
Lời giải chi tiết:
a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu
→ Nhận xét cách viết: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh
→ Nhận xét cách viết: viết thường
Trả lời câu hỏi 3 trang 13
Nội dung câu hỏi:
Viết 2-3 danh từ riêng cho mỗi nhóm sau:
a. Tên nhà văn hoặc nhà thơ
b. Tên sông hoặc núi
c. Tên tỉnh hoặc thành phố
Phương pháp giải:
HS làm bài
Lời giải chi tiết:
a. Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Tố Hữu…
b. sông Đà, núi Ngự, núi Đôi…
c. Nam Định, Hà Nội, Hồ Chí Minh…
Trả lời câu hỏi 4 trang 14
Nội dung câu hỏi:
Viết 3 – 4 câu giới thiệu về quê hương em, trong đó có sử dụng danh từ riêng.
Phương pháp giải:
HS làm bài
Lời giải chi tiết:
(1) Thành phố Đà Lạt chính là quê hương của em. (2) Nơi đây có những cánh rừng thông xanh bạt ngàn, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những vườn dâu tây ngọt lịm. (3) Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là bầu không khí trong lành, dễ chịu và bình
yên của nơi đây. (4) Đi đâu, em cũng nhớ về và tự hào về quê hương yêu dấu này của mình.
Trả lời câu hỏi 5 trang 14
Nội dung câu hỏi:
Viết đoạn văn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc nhân hậu.
a. Mở bài trực tiếp
b. Kết bài mở rộng
Phương pháp giải:
HS làm bài
Lời giải chi tiết:
a. Mở bài trực tiếp:Lòng trung thực và lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Và câu chuyện về “Người ăn xin” đã dăn dạy và thể hiện rõ những phẩm chất đó.
b. Kết bài mở rộng: Lòng tốt không phải là sự ban phát, bố thí mà được tạo nên bằng sự chân thành, giản dị của đồng cảm, yêu thương. Cho nên, chúng ta những người trẻ, khi cuộc sống mới thực sự bắt đầu, khó khăn sẽ thật nhiều nhưng hãy trân
trọng những người bên cạnh ta, an ủi, động viên ta. Biết đón nhận những điều đó làm động lực để sống có ý nghĩa và vươn lên thật thành công.
Unit 19: What animal do you want to see?
Chủ đề 2. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Chủ đề 7: Âm nhạc nước ngoài
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
Stop and Check 2A
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4