TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC

Giải Bài 29: Đọc: Hồ Gươm SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Phần IV
Câu 2
Nội dung
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Phần IV
Câu 2
Nội dung

Phần I

Khởi động:

Em biết những gì về Thủ đô Hà Nội?

Phương pháp giải:

Em nói theo hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đó là một thành phố lớn và đẹp. Hà Nội đẹp ở điểm mang nét hiện đại nhưng lại không mất đi những vẻ đẹp truyền thống. Hà Nội có Lăng Bác Hồ. Hà Nội có Hồ Gươm, có cầu Thê Húc,... Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon.

Phần II

Bài đọc:


HỒ GƯƠM

Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nưóc. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

(Theo Ngô Quân Miện)

Từ ngữ

- Hồ Gươm: còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, ở Thủ đô Hà Nội.

- Cổ kính: Cổ và trang nghiêm.

Phần III

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2, chú ý các tên riêng trong bài.

Lời giải chi tiết:

Những cảnh đẹp ở Hồ Gươm được tác giả miêu tả là: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.

Câu 2

Câu 2: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

Lời giải chi tiết:

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

Câu 3

Câu 3: Nói 1 – 2 câu giới thiệu về Tháp Rùa.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân và đoạn văn thứ 2 trong bài.

Lời giải chi tiết:

Tháp Rùa ở Hồ Gươm. Tháp được xây trên gò đất giữa hồ, có tường rêu cổ kính.

Câu 4

Câu 4: Khi thấy rùa hiện lên trên mặt hồ, tác giả nghĩ đến điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Khi thấy rùa hiện lên trên mặt hồ, tác giả đã nghĩ rằng không biết đây có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

Phần IV

Luyện tập theo văn bản đọc:

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ chỉ sự vật: rùa, trái bưởi, thanh kiếm

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: cong cong, lớn, xum xuê

Câu 2

Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Hồ Gươm nằm ở thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm có Tháp Rùa, có cầu Thê Húc, có đền Ngọc Sơn. Hồ có tên gọi là Hồ Gươm vì nó gắn với sự tích vua Lê trả gươm cho rùa vàng sau khi thắng trận.

Fqa.vn
Bình chọn:
4.9/5 (28 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved