Phần I
Luyện từ và câu:
Câu 1: Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh xem có những sự vật nào xuất hiện trong tranh, đó là sự vật tiêu biểu của mùa nào?
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Cảnh mùa xuân (vì có cây đào nở hoa, mọi người đi chơi tết)
- Tranh 2: Cảnh mùa hè (vì có hoa phượng nở đỏ rực, ánh mặt trời chói chang)
- Tranh 3: Cảnh màu thu (vì có lá vàng, bầu trời trong xanh, hồ nước trong veo)
- Tranh 4: Cảnh mùa đông (vì có cây cối khẳng khiu, trụi lá, không thấy ánh nắng)
Đặc điểm của từng mùa trong năm:
Mùa | Đặc điểm |
Mùa xuân | - ấm áp, nắng nhẹ - cây cối đâm chồi nảy lộc, nhiều loài hoa đua nở,.... (hoa đào,...) |
Mùa hạ | - nóng bức, nắng gắt, oi ả, mưa rào - cây xanh lá, nhiều quả chín |
Mùa thu | - mát mẻ, bầu trời trong xanh, gió nhẹ - một số cây thưa rụng lá, một số cây có lá vàng |
Mùa đông | - lạnh, khô hanh, ít mưa, mưa phùn, gió bấc - một số loài cây trơ cành, trụi lá |
Câu 2
Câu 2: Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Nam.
Phương pháp giải:
Em quan sát xem thời tiết và cảnh vật có gì đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Cảnh mùa mưa (tranh vẽ cây cối tươi tốt trong mưa)
- Tranh 2: Cảnh mùa khô (tranh vẽ đất đaui khô hạn, cây cối úa vàng vì nắng gắt)
Đặc điểm của các mùa ở miền Nam:
Mùa | Đặc điểm |
Mùa mưa | - mưa nhiều, mát mẻ, mưa đến nhanh và đi cũng nhanh, vừa mưa đã nắng, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày,... - cây cối tươi tốt, mơn mởn,... |
Mùa khô | Nắng nhiều, ban ngày trời nóng, mưa rất ít |
Câu 3
Câu 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:
- Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh□
- Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh□
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào□
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô□
- Sau cơn mưa, cây cối như thế nào□
- Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi□
Phương pháp giải:
- dấu chấm: đặt cuối câu kể, tả
- dấu chấm hỏi: đặt cuối câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh?
- Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh.
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào?
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô.
- Sau cơn mưa, cây cối như thế nào?
- Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi.
Phần II
Luyện viết đoạn:
Câu 1: Quan sát các hình dưới đây.
a. Kể tên các đồ vật trong hình.
b. Chọn 1 – 2 đồ vậtyêu thích và nói về đặc điểm, công dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Kể tên các đồ vật trong hình:
b. Chọn 1 – 2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm, công dụng của chúng:
- Cái nón: có hình chóp được dùng để che mưa, che nắng.
- Mũ len, khăn len: được làm bằng len, được dùng để giữ ấm cho đầu, cho cổ vào mùa đông.
Câu 2
Câu 2: Viết 3 - 5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa.
Phương pháp giải:
Em viết bài dựa vào sơ đồ gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
Đồ vật mà em muốn miêu tả là chiếc ô. Ô có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng,.. Ô gồm có tán ô được làm bằng vải chống thấm nước và tay cầm. Em thường dùng ô vào những ngày nắng hoặc những ngày mưa nhỏ. Em rất yêu quý đồ vật này. Mỗi lần dùng xong đều cất gọn gàng và giữ gìn cẩn thận.
Chương 4. Phép nhân, phép chia
Chủ đề 1. Ôn tập và bổ sung
Chủ đề 8. Môi trường xanh - Cuộc sống xanh
Đề thi học kì 2
Unit 8: Where's Grandma?
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2