Bài 1
Trên hình bên, diện tích của hình tứ giác ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC là \(13,6cm^2\). Tính diện tích của hình tứ giác ABCD, biết tỉ số diện tích của hình tam giác BEC và diện tích hình tứ giác ABED là \(\dfrac{2}{3}\).
Phương pháp giải:
- Tìm diện tích tam giác BEC và diện tích tứ giác ABED theo dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
- Diện tích hình tứ giác ABCD \(=\) diện tích tam giác BEC \(+\) diện tích tứ giác ABED.
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(3 - 2 = 1\) (phần)
Diện tích hình tam giác BEC là:
\(13,6 : 1 × 2 = 27,2\;(cm^2)\)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
\(27,2 + 13,6 = 40,8\;(cm^2)\)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
\(40,8 + 27,2 = 68\;(cm^2)\)
Đáp số: \(68cm^2 \).
Bài 2
Lớp \(5A\) có \(35\) học sinh. Số học sinh nam bằng \(\dfrac{3}{4}\) số học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ hơn số học sinh nam là bao nhiêu em ?
Phương pháp giải:
Tìm số học sinh và số học sinh nữ theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(3 + 4 = 7\) (phần)
Số học sinh nam của lớp \(5A\) là:
\(35 : 7 × 3 = 15\) (học sinh)
Số học sinh nữ của lớp \(5A\) là:
\(35 - 15 = 20\) (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là:
\(20 - 15 = 5\) (học sinh)
Đáp số: \(5\) học sinh.
Bài 3
Một ô tô đi được 100km thì tiêu thụ 12\(l\) xăng. Ô tô đó đã đi được quãng đường 75km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?
Phương pháp giải:
Giải bài toán theo dạng toán rút về đơn vị:
- Tìm số lít xăng tiêu thụ khi đi 1km = số lít xăng tiêu thụ khi đi 100km : 100.
- Số lít xăng tiêu thụ khi đi 75km = số lít xăng tiêu thụ khi đi 1km \(\times\) 75.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
100 km: 12 lít xăng
75 km : ... lít xăng?
Bài giải
Ô tô đi 1km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 = 0,12 (\(l\))
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
0,12 × 75 = 9 (\(l\))
Đáp số: 9\(l\) xăng.
Bài 4
Hình bên là biểu đồ cho biết tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh khối 5 Trường Tiểu học Thắng lợi. Tính số học sinh mỗi loại, biết số học sinh xếp loại học lực khá là 120 học sinh.
Phương pháp giải:
- Tìm tỉ số phần trăm của học sinh khá và học sinh toàn trường : 100% - (25% + 15%) = 60%.
- Số học sinh toàn trường = số học sinh khá : 60 × 100.
- Số học sinh giỏi = số học sinh toàn trường : 100 × 25.
- Số học sinh trung bình = số học sinh toàn trường : 100 × 15.
Lời giải chi tiết:
Tỉ số phần trăm của học sinh khá và học sinh toàn trường là:
100% - (25% + 15%) = 60%
Số học sinh toàn khối 5 của trường là:
120 : 60 × 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh giỏi là:
200 : 100 × 25 = 50 (học sinh)
Số học sinh trung bình là:
200 : 100 × 15 = 30 (học sinh)
Đáp số: Giỏi: 50 học sinh ;
Khá: 120 học sinh ;
Trung bình: 30 học sinh.
Phần Lịch sử
Unit 14: What Happened In The Story?
Bài tập cuối tuần 14
Unit 19. Which place would you like to visit?
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - KHOA HỌC 5