Bài 1
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi \(160m\), chiều rộng \(30m\). Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ \(10m^2\) thu được \(15kg\) rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau ?
Phương pháp giải:
- Tính nửa chu vi = chu vi \(:\; 2\).
- Tính chiều dài = nửa chu vi \(-\) chiều rộng.
- Tính diện tích = chiều dài \(\times\) chiều rộng.
- Tìm xem \(1500m^2\) gấp \(10m^2\) bao nhiêu lần.
- Diện tích gấp \(10m^2\) bao nhiêu lần thì số rau thu được gấp \(15kg\) bấy nhiêu lần.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160 m
Chiều rộng: 30 m
\(10m^2\) : 15 kg rau
Mảnh vườn: ... kg rau?
Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
\(160 : 2 = 80\;(m)\)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
\(80 - 30 = 50 \;(m)\)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
\(50 × 30 = 1500\;(m^2)\)
\(1500m^2\) gấp \(10m^2\) số lần là:
\(1500 : 10 = 150\) (lần)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn đó là:
\(15 × 150 = 2250\;(kg)\)
Đáp số: \(2250kg\).
Bài 2
Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(60cm\), chiều rộng \(40cm\). Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hộp là \(6000cm^2\).
Phương pháp giải:
Ta có: Diện tích xung quanh = chu vi đáy \(\times \) chiều cao.
Từ đó suy ra: chiều cao = diện tích xung quanh \(:\) chu vi đáy.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Hình hộp chữ nhật
Chiều dài: 60 cm
Chiều rộng: 40 cm
Diện tích xung quanh: 6000 cm2
Chiều cao: .... cm?
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
\((60 + 40) × 2 = 200\;(cm)\)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
\(6000 : 200 = 30\;(cm)\)
Đáp số: \(30cm\).
Bài 3
Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 (xem hình vẽ). Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.
Phương pháp giải:
Chia mảnh đất đã cho thành các mảnh đất nhỏ rồi tính diện tích các mảnh đó.
Lời giải chi tiết:
Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCE và hình tam giác vuông DCE như hình vẽ:
Vì bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 nên độ dài thực tế của các cạnh là:
AB = 5 x 1000 = 5000 (cm) = 50m
Độ dài thật cạnh \(AE\) là:
AE = BC = 2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 m
DE = 4 x 1000 = 4000 (cm) = 40 m
DC = 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m
Chu vi mảnh đất là:
\(50 + 25 + 40 + 30 + 25 = 170\;(m)\)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
\(50 × 25 = 1250\; (m^2)\)
Diện tích mảnh đất hình tam giác DCE là:
\(30 × 40 : 2 = 600\;(m^2)\)
Diện tích cả mảnh đất ABCDE là:
\(1250 + 600 = 1850\;(m^2)\)
Đáp số: Chu vi: \(170m\) ;
Diện tích :\(1850m^2\).
Review 4
TẢI 30 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TOÁN 5
Phần Địa lí
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
Tuần 22: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Thể tích của một hình