SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Định hướng
Thực hành
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Định hướng
Thực hành

Định hướng

Trả lời câu hỏi (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

a. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ

- Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ?

Thực hành

Phương pháp giải:

Em chọn bài ca dao lục bát tùy thích và làm đoạn văn tuần tự theo các bước:

a. Chuẩn bị

b. Tìm ý và lập dàn ý

c. Viết

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết:

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào cùa mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nglũa me”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

Núi cao biển rộng mênh mông,

   Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved