SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tìm thành ngữ và phân biệt với từ ngữ thông thường trong đoạn thơ:

- Một duyên hai nợ: ghánh nặng gia đình bà Tú phải chịu

- Năm nắng mười mưa: vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng.

=> Như vậy, các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, diễn đạt giàu hình ảnh và dễ hiểu, hấp dẫn hơn so với cách nói thông thường.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong ví dụ:

- "Đầu trâu mặt ngựa": biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân.

+ Tính biểu cảm: thể hiện sự khinh ghét, căm tức.

+ Tính hàm súc: chỉ bốn chữ nhưng lột tả được bộ mặt chung của xã hội rối ren, nhốn nháo.

- "Cá chậu chim lồng": biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

+ Tính biểu cảm: khẳng định sự phi thường, khác biệt của Từ Hải

+ Tính hàm súc: biều đạt ý muốn nói một cách ngắn gọn, súc tích.

- "Đội trời đạp đất": biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu bó buộc, không khuất phục bất cứ uy quyền nào.

+ "Tính biểu cảm": ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.

+ "Tính hàm súc": thể hiện được sự phi phàm của con người Từ Hải chỉ bằng một thành ngữ.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Nêu khái niệm điển cố qua việc phân tích hai điển cố sử dụng trong ví dụ:

- "Giường kia": gợi chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên.

- "Đàn kia": gợi chuyện Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Khi Tử Kỳ chết, Bá Nha treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.

=> Điển cố là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn và lời nói để nói về những điều tương tự. Vì vậy, điển cố có tính ngắn gọn, hàm súc, thâm thúy.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Phân tích tính hàm súc, thâm thúy của các thành ngữ trong ví dụ:

- "Ba thu": thể hiện tâm trạng tương tư của Kim Trọng đối với nàng Kiều.

- "Chín chữ": nói về công lao của cha mẹ với chín chữ sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

=> Thể hiện suy nghĩ của Kiều về công lao của cha mẹ đối với mình.

- "Liễu Chương Đài": gợi chuyện người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi"

=> Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác.

- "Mắt xanh": Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng).

=> Kiều tuy ở chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi, nhưng chưa hề yêu ai, bằng lòng ai.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Thay thành ngữ trong ví dụ bằng cách diễn đạt thông thường và nhận xét:

a.

- "Ma cũ bắt nạt ma mới": thay thành ngữ này bằng cụm từ: "bắt nạt người mới".

- "Chân ướt chân ráo": vừa mới đến, còn lạ lẫm.

b.

- "Cưỡi ngựa xem hoa": Có thể thay bằng từ "qua loa".

=> Khi thay các từ ngữ tương đương vào vị trí các thành ngữ tuy giữ được nghĩa cơ bản nhưng làm mất đi sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng hấp dẫn, lôi cuốn.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Đặt câu với mỗi thành ngữ:

- Em chúc chị mẹ tròn con vuông!

- Mới tí tuổi đầu mà đã đòi trứng khôn hơn vịt rồi.

- Các sĩ tử thời xưa nấu sử sôi kinh vì mong muốn thi cử đỗ đạt để phò vua giúp nước.

- Những kẻ lòng lang dạ thú sẽ không có hậu về sau.

- Trước đây anh ta có thế đâu, giờ giàu có rồi, phú quý sinh lễ nghĩa ý mà.

- Anh không phải giải thích nhiều nữa, em đi guốc trong bụng anh rồi.

- Nói từ nãy tới giờ mà em vẫn không hiểu à, đúng là nước đổ đầu vịt.

- Thôi anh em với nhau cả, dĩ hòa vi quý là hơn.

- Nấu món gì cho ăn cũng chê ỏng chê eo, đúng là con nhà lính tính nhà quan.

- Đừng thấy sang bắt quàng làm họ nhé, người ta cười cho đấy.

Câu 7

Trả lời câu 7 (trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Đặt câu với các điển cố:

- Đừng dại cho anh ta vay tiền nữa, nợ như chúa Chổm đấy, không đòi được đâu.

- Ai nói gì cũng nghe, em cứ đẽo cày giữa đường thế này bao giờ mới xong.

- Đúng là gã Sở Khanh, chẳng tha cô gái nào!

- Đang sức trai Phù Đổng, cố mà làm ăn gây dựng sự nghiệp chứ.

- Đừng nói đến việc ăn nói khéo léo, gót chân Asin của em đấy.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved