SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Luyện tập
Bố cục
ND chính
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Luyện tập
Bố cục
ND chính

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Câu cá mùa thu

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Điểm nhìn cảnh thu: trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.

- Từ điểm nhìn này, tác giả đã bao quát cảnh thu, không gian thu ngày càng mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:

- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước "trong veo", "sóng biếc", trời "xanh ngắt".

- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng "hơi gợn tí", lá vàng "khẽ đưa vèo", tầng mây "lơ lửng".

- Hòa sắc tạo hình:

+ Màu xanh của trời, nước, cây bèo.

+ Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.

+ Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh tại, vắng lặng.

- Hình ảnh rất đỗi nhẹ nhàng (sóng "hơi gợn", mây "lơ lửng").

- Âm thanh: lá "khẽ đưa", tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch.

=> Không gian gợi sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm.

- Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh thành công.

Câu 5

Trả lời câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Tấm lòng của nhà thơ (hai câu cuối):

- Tình yêu sâu sắc dành cho cảnh thu quê hương, thiên nhiên của đất nước.

- Hòa cái tôi cô đơn vào cái cô tịch của trời thu.

=> Tâm hồn gắn bó tha thiết với cảnh trí đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ:

- Gieo vần chân là vần “eo”, vần tắc, âm đóng: tạo cảm giác về sự hiu quạnh, vắng vẻ.

- Kết hợp từ mới mẻ: "Lá vàng trước gió khẽ đưa" – "vèo": hữu hình hóa âm thanh, âm thanh như có đường nét, có chuyển động.

- Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", "quanh co".

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

- Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

ND chính

 

Fqa.vn
Bình chọn:
5/5 (1 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved