Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
Thực hành tiếng Việt trang 10
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Thực hành tiếng Việt trang 13
Con hổ có nghĩa
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Củng cố, mở rộng bài 6
Cuộc chạm trán trên đại dương
Thực hành tiếng Việt trang 34
Đường vào trung tâm vũ trụ
Thực hành tiếng Việt trang 41
Dấu ấn Hồ Khanh
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
Củng cố, mở rộng bài 7
Thủy tiên tháng Một
Thực hành tiếng Việt trang 83
Lễ rửa làng của người Lô Lô
Bản tin về hoa anh đào
Thực hành tiếng Việt trang 90
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Củng cố mở rộng bài 9
Câu 1
Câu 1
MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT
Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn để hiểu và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn viết về việc những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”. Sự việc diễn ra trong một giờ đồng hồ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ sáu giờ đến bảy giờ sáng. Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn: diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận “con cá thiết kình”
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:
Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn, dựa vào kiến thức liên kết đoạn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Các phương tiện liên kết:
- Phép thế: nó trong câu văn thứ hai thay cho vật dài màu đen trong câu thứ nhất; nó trong câu văn thứ bảy và thứ chín thay cho con cá trong câu văn thứ sau và thứ tám
- Từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh: chiếc tàu trong câu văn thứ năm thay cho tàu chiến trong câu văn thứ nhất
- Phép lặp: con cá được lặp lại ba lần, trong các câu văn thứ tư, thứ sáu và thứ tám
=> Chức năng: bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, chứ không phải là những câu rời rạc được sắp xếp cạnh nhau một cách cơ học.
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?
(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thủy thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em thì trật tự các câu trong đoạn trích không thể thay thế và đảo được. Bởi vì nếu đảo tính mạch lạc trong đoạn trích sẽ bị thay đổi, đoạn văn sẽ lủng củng hơn.
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cuộc chạm chán trên đại dương là một văn bản rất ý nghĩa khi đã đề cao sự thám hiểm, đam mê khám phá của các nhà khoa học. Văn bản để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi hình ảnh của con tàu ngầm dưới con mắt của nhân vật “tôi” sau khi đã bị ngất. Sau khi hồi phục, nhân vật tôi đã trèo lên lưng chiếc tàu ngầm, lấy chân gõ gõ thì nhận lại được sự cứng cáp đến từ “con vật”. Hàng loạt những câu hỏi đã hiện ra trước mắt nhà thám hiểm về sự lạ lẫm của “con vật”. Không chỉ độ cứng mà cái lưng đen bóng cũng nhẵn nhụi, không có một chút vẩy, thì ra nó là được làm bằng thép. Giờ phút này nhà thám hiểm mới phát hiện ra một sự thật về hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên mà các nhà thám hiểm theo đuổi bấy lâu nay thì ra lại là sản phẩm của con người. Đoạn văn trên được viết hướng tới nội dung: tình huống nhân vật tôi cảm nhận về tàu ngầm - hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Các câu trong đoạn văn đều hướng vào một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Chương 5: Một số yếu tố thống kê
Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
Chương III. Tốc độ
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7