Đồng dao mùa xuân
Thực hành tiếng Việt trang 42
Gặp lá cơm nếp
Trở gió
Thực hành tiếng Việt trang 47
Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Củng cố, mở rộng bài 2
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Thực hành tiếng Việt trang 64
Người thầy đầu tiên
Thực hành tiếng Việt trang 72
Quê hương
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Củng cố, mở rộng bài 3
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Người thầy đầu tiên
Nội dung chính
Nội dung chính
- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả. - Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trò cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề. |
Trước khi đọc
Trước khi đọc
(trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại và kể về người thầy, cô mà em yêu quý theo gợi ý sau:
- Thầy cô giáo chủ nhiệm hay dạy bộ môn lớp mấy
- Thầy cô có tính cách như thế nào, giúp em những gì….
- Những điểm nào khiến cho em ấn tượng nhớ mãi
Lời giải chi tiết:
Người cô mà tôi yêu quý và để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Sáu. Ngày đó, tôi mới chuyển cấp từ tiểu học sang trung học cơ sở, tôi còn nhiều bỡ ngỡ và không quen với môi trường mới. Cô là người đã giúp đỡ và bảo ban tôi rất nhiều. Cô luôn quan tâm đến học trò, đặc biệt là những bạn học sinh có học lực kém hơn một chút. Cô dạy môn Văn nên trước khi vào bài học cô thường cho chúng tôi chơi trò chơi khởi động, ai cũng thích thú khi đến tiết học của cô. Có những bài khó chúng tôi không hiểu, cô đều giảng giải lại một cách tỉ mỉ. Cô giảng bài rất hay, những bài học bổ ích của cô đã giúp chúng tôi tiến bộ lên nhiều. Dù lên lớp Bảy cô không còn chủ nhiệm và dạy môn Ngữ văn lớp tôi nữa nhưng tôi vẫn luôn yêu quý và kính trọng cô.
Đọc văn bản 1
Đọc văn bản 1
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Người kể chuyện ở đây là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể của nhân vật “tôi” ở phần (1)
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện ở phần (1) là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai
Đọc văn bản 2
Đọc văn bản 2
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Người kể chuyện ở phần (4) là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể của nhân vật “tôi” ở phần (4)
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện ở phần (4) vẫn là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai
Đọc văn bản 3
Đọc văn bản 3
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4) từ đoạn “Tuy vậy tôi vẫn muốn…xa xăm kì ảo”
Lời giải chi tiết:
Người kể băn khoăn, trăn trở về việc tưởng chừng sẽ chẳng ra gì hết khi không thể không vẽ bức tranh người thầy đầu tiên của làng
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể và lời thoại của nhân vật “tôi” qua từng phần
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện qua các phần là:
+ Phần (1), (4) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai
+ Phần (2), (3) người kể chuyện là An-tư-nai
- Ngôi kể trong cả 4 phần đều sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Xác định người kể chuyện và chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2), chú ý các chi tiết hoàn cảnh sống của An-tư-nai
Lời giải chi tiết:
Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?
b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen?
c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3), chú ý những chi tiết về thầy Đuy-sen
Lời giải chi tiết:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...
- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò
- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…
c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3), (4)
Lời giải chi tiết:
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và biết ơn vì tấm lòng nhân từ, những ý nghĩ tốt lành và những ước mơ của thầy về tương lai cô và những đứa trẻ. Cô ước thầy là anh ruột của mình, tình cảm thân thương như ruột thịt.
- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó, lạc hậu, từng bị người thím độc ác bán đi,... An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng
Sau khi đọc 6
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4)
Lời giải chi tiết:
Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:
- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo
- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông
- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người
Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người
Sau khi đọc 7
Sau khi đọc 7
Câu 7 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Theo dõi sự chuyển đổi lời kể của nhà văn để thấy được tác dụng của sự thay đổi đó
Lời giải chi tiết:
Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp người đọc có thể theo dõi linh hoạt câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn
Viết kết nối với đọc
Viết kết nối với đọc
(trang 71, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (1), (4) và xác định nội dung chính, sau đó dùng lời kể chuyện ngôi thứ ba để kể lại
Lời giải chi tiết:
Kể lại phần (1):
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Kể lại phần (4):
Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học
Chương 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chủ đề 4: Ước mơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7