SOẠN VĂN 11 TẬP 2

Soạn bài Hầu trời siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Tổng kết
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Tổng kết

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Hầu trời

Tìm hiểu chung

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ “Đêm qua … lạ lùng”: Giới thiệu về câu chuyện.

- Phần 2: “Chủ tiên … chợ trời”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

- Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết”: Thi nhân trò chuyện với trời.

Câu 1

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Phân tích khổ thơ đầu:

- Kể chuyện một giấc mơ kỳ thú: "được lên tiên".

- Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: "Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng".

- Nhà thơ cũng không khẳng định được là mơ hay là thật: "chẳng biết có hay không".

- Nghệ thuật: điệp từ “thật” (4 lần), lời thơ dẫn dắt tự nhiên, giàu cảm xúc.

=> Cách vào đề của bài thơ gợi màu sắc nửa hư nửa thực về câu chuyện tác giả sắp kể khiến người đọc cảm thấy tò mò và bị lôi cuốn.

Câu 2

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên:

* Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

- Thái độ và tâm trạng của thi sĩ:

  + Thi sĩ đọc thơ một cách cao hứng, say sưa, nhiệt tình: "Đọc hết văn vần…/…/Văn dài hơi tốt ran cung mây".

  + Tâm trạng, cảm xúc: vui sướng, tự hào, hãnh diện.

  + Đường hoàng, dõng dạc tự xưng tên tuổi trước Trời và chư tiên.

- Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ văn Tản Đà:

  + Xúc động, tán thưởng, hâm mộ.

  + Ham thích, trân trọng.

  + Trời ghi nhận tài năng của Tản Đà qua lời khen ngợi.

=> Cá tính nhà thơ: ngông, bản lĩnh, tài năng.

Cốt lõi của cá tính Tản Đà là cái tôi tự biểu hiện, tự ý thức cao về tài năng và giá trị đích thực của mình.

=> Giọng kể của tác giả: vừa uyển chuyển, phong phú, đa dạng vừa hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc.

Câu 3

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Đoạn thơ mang màu sắc hiện thực: 

- Từ câu "Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó" → đến câu "Biết làm có được mà dám theo".

- Ý nghĩa của đoạn thơ:

  + Phản ánh chân thực, không giấu giếm cảnh sống nghèo khó, túng quẫn của những nghệ sĩ theo đuổi nghề văn chương như Tản Đà ("thước đất cũng không có", "làm mãi quanh năm chả đủ tiêu", "lo ăn lo mặc hết ngày tháng…").

  + Thực tế, văn chương và nghề văn chưa được coi trọng tương xứng với giá trị.

  + Cái khó của người nghệ sĩ khi vừa phải gánh vác sứ mệnh truyền bá “thiên lương” nặng nề vừa phải chống chọi với cuộc sống mưu sinh khốn khó.

- Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực hài hòa, đan xen:

  + Bài thơ vừa có nguồn cảm hứng thơ ca, nguồn cảm hứng biểu hiện cái tôi cá nhân dạt dào, bay bổng.

  + Vừa có nỗi xót xa cho hiện thực, cho thân phận của người nghệ sĩ.

Câu 4

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do trong bày tỏ mạch cảm xúc.

- Giọng điệu thơ thoải mái, tự nhiên.

- Ngôn ngữ giản dị mà sống động; cách kể chuyện duyên dáng, hóm hỉnh.

- Cảm xúc tự do, phóng túng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Cách xưng danh của tác giả:

                                                               - Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

                                                             Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

                                                               Quê ở Á Châu về Địa cầu

                                                            Sông Đà núi Tản nước Việt Nam

- Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe.

- Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước đấng trí tôn, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.

- Cách nói của nhà thơ không chỉ là cách nói của ý thức cá nhân, của cái ngông mà còn chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm yêu nước đáng quý.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- "Ngông" chỉ sự khác thường.

"Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

- Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

+ Tự cho mình văn

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỷ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả

+ Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời.

- Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều có cái ngông nghênh nghệ sĩ.

Tổng kết

Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân - một "cái tôi" ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Chương bài liên quan

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved