Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tương tư
Tìm hiểu chung
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai.
- Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp.
Câu 1
Câu 1 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Tâm trạng và tình cảm của chàng trai:
- Nỗi nhớ mong tha thiết, cồn cào, trở thành “bệnh tương tư” ở chàng trai thôn Đoài:
+ Bộc bạch chân thành nỗi nhớ: "ngồi nhớ", "chín nhớ mười mong" (thành ngữ).
+ Nỗi nhớ ngự trị tự nhiên, da diết, trở thành “bệnh tương tư”: so sánh “bệnh tương tư” của mình với “bệnh gió mưa” của giời, giãi bày "tương tư thức mấy đêm rồi".
+ Sự chờ mong triền miên, khắc khoải: "Ngày qua ngày …/…thành cây lá vàng".
- Những lời kể lể, trách móc vô lý nhưng đáng yêu và đáng thương của chàng trai:
+ "Cớ sao bên ấy… bên này?": trách cô gái không chủ động tìm đến với mình.
+ "Nhưng đây cách …/…mà tình xa xôi": kể lể về nghịch lý trong mối tình của mình, đó là khoảng cách tình cảm xa xôi giữa hai người dù khoảng cách địa lý thật gần gũi.
+ "Tương tư…/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho": trách than cô gái chẳng hay biết nỗi nhung nhớ và tình cảm chân thành của mình.
- Khát khao gắn bó lâu dài, niềm mong ngóng vừa thiết tha vừa vô vọng:
+ Hi vọng được gặp gỡ, được thành đôi nhưng chỉ nung nấu trong vô vọng, thầm lặng: "Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?"
+ Khát khao được nên duyên vợ chồng trong sự gắn bó lâu dài: hình ảnh "giầu", "cau" (trong 4 câu cuối) là biểu tượng cho phong tục cưới xin ở nước ta.
=> Tình cảm của chàng trai là mối tình đơn phương, chưa được hay biết, chưa được đền đáp. Đó là tình cảm chân thành, tha thiết, nung nấu nhưng thầm lặng của chàng trai thôn quê ý nhị, e dè, thụ động.
Câu 2
Câu 2 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Cách bày tỏ tình yêu và giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von của bài thơ:
- Cách bày tỏ tình yêu ý nhị, tinh tế, vận dụng cách nói bóng gió đặc trưng của ca dao dân ca với các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh mộc mạc, lối so sánh ví von duyên dáng, hấp dẫn:
+ Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ ("bến", "đò", "hoa khuê các", "bướm giang hồ"), nhân hóa ("Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?").
+ Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: "Gió mưa…/…của tôi yêu nàng".
+ Dùng nhiều câu hỏi tu từ.
+ Lối nói giãi bày, bộc bạch thường thấy trong ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Giọng điệu thơ: khi tha thiết cồn cào, khi trách cứ tủi hờn, khi hi vọng nhưng nhìn chung giọng điệu chủ đạo là giọng chân thành, trầm lắng, vô vọng.
Câu 3
Câu 3 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Qua bài Tương tư, chứng minh trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”:
- Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam.
- Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo.
- Thể loại thơ dân tộc: lục bát.
- Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau.
- Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca.
Tổng kết
- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.
- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.
Tiếng Anh 11 mới tập 2
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Chuyên đề 2. Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống
Unit 5: Challenges
Unit 14: Recreation - Sự giải trí
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11