Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Sách kể chuyện hay … sách ca hát
(1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng tất những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phụ vụ họ.
(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. (5) Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống.
(6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy.
(M. Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998)
a. Kiểu văn bản của đoạn văn trên là gì?
b. Nhận biết
Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 2 tác dụng của việc đọc sách.
c. Nhận biết
Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 2 câu sau:
(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.
d. Thông hiểu
Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách.
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a. Đang cập nhật
b.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Lựa chọn hai 2 tác dụng của sách được nêu trong đoạn.
Gợi ý:
- Đọc sách giúp tinh thần hăng hái và lành mạnh, ta trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống, tinh
- Sách giúp ta tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống.
c.
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép liên kết: phép nối (Và)
- Tác dụng: Nhấn mạnh về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách đối với con người.
d.
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
- Đồng tình với quan điểm
- Vì: đọc sách giúp con người phát triển và hoàn thiện nhiên cách, giúp con người tách dần khỏi phần bản năng (thú) để đi đến phần con người, hướng con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ.
Câu 2.
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích vấn đề
Sách là kho tàng tích lũy tri thức của nhân loại, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế khác.
=> Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.
3. Bàn luận vấn đề
- Vai trò việc đọc sách:
+ Đọc sách giúp con người mở mang tri thức, tiếp thu tinh hoa nhân loại.
+ Đọc sách giúp con người hoàn thiện nhân cách, để trở thành con người có đạo đức, có lối sống, ứng xử đẹp.
+ Đọc sách là cách thức giúp giải tỏa căng thẳng, tạo nên sự thư thái cho tâm hồn.
Lấy dẫn chứng phù hợp cho mỗi ý.
- Cách đọc sách hiệu quả
+ Lựa chọn sách phải phù hợp với lứa tuổi.
+ Lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu của bản thân.
+ Đọc sách phải nghiềm ngẫm cho kĩ, đọc đi đọc lại để thấm thuần những điều sách truyền tải đến con người.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Phê phán những người lười đọc sách.
- Liên hệ bản thân.
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp
Cách giải
Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng ở Huế.
- Là nhà thơ chiến sĩ, là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ ông tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm cuốn hút người đọc bằng sự hòa quyện giữa cảm xúc trữ tình nồng thắm và chất suy tư sâu lắng, giọng điệu mang phong vị dân gian.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1971, khi ông đang công tác ở chiến khu vùng tây Thừa Thiên.
- In trong “Đất và khát vọng” (1984)
- Hình ảnh người mẹ trong tác phẩm là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
3. Phân tích
a. Khổ 1:
Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà – ôi:
- Vất vả, nhọc nhằn trong lao động sản xuất:
+Vừa địu con, vừa giã gạo -> công việc chẳng nhẹ nhàng.
+ “nhịp chày nghiêng” -> dáng hình của mẹ hữu hình, “giấc ngủ em nghiêng” -> vô hình -> cảnh tượng em bé trên lưng giấc ngủ cũng chao nghiêng theo những cử chỉ của mẹ.
+ Mồ hôi nóng hổi, tấm vai gầy -> càng tô đậm hơn nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ.
- Khám phá tình yêu thương con sâu sắc:
+ Vai gầy -> làn gối êm.
+ “lưng đưa nôi” -> lưng mẹ hóa thành chiếc nôi êm ái.
+ Tim hát thành lời ru êm ái, thiết tha.
-> Mẹ thương con phải gánh chịu những nhọc nhằn, gian khó ngay trong giấc ngủ trẻ thơ.
Mẹ mong con mơ thấy hạt gạo trắng ngần -> cho một ngày mai no ấm, tươi sáng.
Mẹ mong con khôn lớn, khỏe mạnh, trở thành người lao động phi thường “vung chày lún sân”
-> Mẹ đã nhận về mình mọi vất vả lo toan để con có một giấc ngủ êm đềm -> tình yêu và đức hi sinh vô bờ bến.
- Tình thương bộ đội: giã gạo nuôi bộ đội, thương người chiến sĩ ngày đêm chiến đấu trong gian khổ, thiếu thốn, hi sinh.
=> Hình ảnh bà mẹ kháng chiến yêu con, yêu nước.
b. Khổ 2:
Hình ảnh người mẹ hiện lên trên nền một hoàn cảnh mới: mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi.
- Tương phản: lưng núi to >< lưng mẹ nhỏ.
-> Nhấn mạnh hơn nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà mẹ địu con lên rẫy cuốc đất, tỉa hạt. Núi rừng hùng vĩ mà dáng mẹ nhỏ bé, hao gầy -> gian khó chồng chất.
Vẻ đẹp cần cù, chịu thương chịu khó, bền bỉ, kiên trì của mẹ.
Gợi hình ảnh người gieo sự sống, gieo mầm hi vọng
c. Khổ 3:
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi được tái hiện trong chiến đấu:
+ Mẹ: “chuyển lán”, “đi đạp rừng” -> nhịp thơ nhanh mạnh, mang đến hình ảnh mới của người mẹ.
+ Anh trai, chị gái -> cả gia đình, cả dân tộc đã anh dũng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù chung.
-> Gợi bối cảnh sôi động hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. gợi hình ảnh người mẹ mạnh mẽ, quả cảm, trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu chung.
- Cùng với mẹ, em cu Tai cũng hòa nhập vào cuộc sống hào hùng đó:
“Mẹ địu em…
… Trường Sơn”
+ Cấu trúc “từ…đến” -> sự trưởng thành của em cu Tai.
+ Hiện thực: Lưng mẹ, đói khổ
-> Đưa em cu Tai đến với chiến trường Trường Sơn, đến chiến đấu hào hùng của dân tộc.
-> Tình yêu của mẹ đã làm nên sự trưởng thành kì diệu đó.
- Lời ru của người mẹ rộng mở, sâu sắc hơn:
+ Từ tình thương con -> mẹ thương đất nước đang lầm than, đau khổ -> cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước.
+ Mẹ mơ con: được gặp Bác Hồ -> đất nước thống nhất, Bắc – Nam sum họp, được làm người tự do -> là khát vọng tự do tha thiết, mãnh liệt -> trở thành giấc mơ đẹp nhất, lớn nhất của con người.
=> Tình yêu con, yêu đất nước đã hòa quyện, không tách rời trong trái tim bà mẹ Tà-ôi.
3. Tổng kết
- Nội dung: Qua lời ru con của người mẹ Tà-ôi trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người mẹ dân tộc thương con, yêu nước.
- Nghệ thuật:
+ Điệp khúc lời ru: tạo giai điệu trữ tình tha thiết, dịu dàng.
+ Cách ngắt nhịp linh hoạt -> âm điệu dìu dặt, vấn vương.
+ Giọng thơ trữ tình, ngọt ngào, tha thiết, trìu mến.
Nguồn: Sưu tầm
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9
Bài 19
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Hóa học 9
PHẦN I: ĐIỆN HỌC