Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (3,0 điểm)
Câu 1: Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
A. Nghiêng người sang phải
B. Nghiêng người sang trái
C. Ngồi yên
D. Ngã về phía trước
Câu 2: Đơn vị của vận tốc là
A. \(km.h\) B. \(m/s\)
C. \(h/km\) D. \(s/m\)
Câu 3: Đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ
A. Khối lượng B. Thể tích
C. Lực D. Độ dài
Câu 4: Công thức tính vận tốc trung bình là
A. \({v_{tb}} = s.t\) B. \({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)
C. \({v_{tb}} = \frac{t}{s}\) D. \({v_{tb}} = F.s\)
Câu 5: Chuyển động nào sau là chuyển động đều
A. Ô tô bắt đầu rời bến
B. Hòn đá được ném lên cao
C. Chuyển động tròn của kim đồng hồ
D. Chuyển động thẳng của vật rơi tự do
Câu 6: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều. Các cặp lực cân bằng tác dụng lên ô tô là
A. Lực kéo và lực nâng của đường
B. Trọng lực và lực kéo
C. Trọng lực và lực ma sát
D. Trọng lực và lực nâng của đường
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hai lực cân bằng là gì? Giải thích tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên và đang chuyển động, lấy ví dụ minh họa?
Câu 2: (4 điểm) Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường \(300\,\,m\) hết \(1\) phút, người thứ hai đi quãng đường \(8,1\,\,km\) hết \(0,5\) giờ.
a. Người nào đi nhanh hơn?
b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau \(30\) phút, hai người cách nhau bao nhiêu \(km\)?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1. B | 2. B | 3. C |
4. B | 5. C | 6. D |
Câu 1.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết về quán tính
Cách giải:
Do có quán tính, hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang trái
Chọn B.
Câu 2.
Cách giải:
Đơn vị của vận tốc là \(m/s\)
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
Lực là đại lượng vecto
Cách giải:
Đại lượng là đại lượng vecto là lực
Chọn C.
Câu 4.
Cách giải:
Công thức tính vận tốc trung bình là: \({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)
Chọn B.
Câu 5.
Phương pháp:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
Cách giải:
Chuyển động là chuyển động đều là chuyển động tròn của kim đồng hồ
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng
Cách giải:
Ô tô đang chuyển động thẳng đều, các lực tác dụng lên ô tô là các lực cân bằng
Các cặp lực cân bằng là:
Trọng lực của xe và lực nâng của đường
Lực kéo và lực ma sát
Chọn D.
II: TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng và chuyển động theo quán tính
Cách giải:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính
Ví dụ: Đặt một cố nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc. Do có quán tính, cốc không chuyển động ngay mà vẫn đứng yên
Câu 2.
Phương pháp:
Vận tốc chuyển động: \(v = \frac{S}{t}\)
So sánh vận tốc của hai người
Quãng đường: \(S = vt\)
Hai người đi cùng chiều, khoảng cách giữa hai người: \(L = \left| {{S_1} - {S_2}} \right|\)
Cách giải:
Đổi: \(8,1\,\,km = 8100\,\,m\)
\(0,5h = 1800s\)
a. Vận tốc của người thứ nhất và người thứ 2 lần lượt là:
\(\begin{array}{l}{v_1} = \frac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{300}}{{60}} = 5\,\,\left( {m/s} \right)\\{v_2} = \frac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{8100}}{{1800}} = 4,5\,\,\left( {m/s} \right)\end{array}\)
Nhận xét: \(4,5m/s < 5m/s \to \) người thứ nhất đi nhanh hơn
b. Đổi: \(30phut = 1800s\)
Quãng đường hai người đi được sau 30 phút lần lượt là:
\(\begin{array}{l}{S_1}' = {v_1}t' = 5.1800 = 9000\,\,\left( m \right) = 9\,\,\left( {km} \right)\\{S_2}' = {v_2}t' = 4,5.1800 = 8100\,\,\left( m \right) = 8,1\,\,\left( {km} \right)\end{array}\)
Khoảng cách giữa hai người sau 30 phút là:
\(L = {S_1}' - {S_2}' = 9 - 8,1 = 0,9\,\,\left( {km} \right)\)
Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
Chủ đề 6. Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng
Tải 25 đề thi học kì 2 Sinh 8