Bài Hê - ra - clét đi tìm táo vàng trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 11 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thần Trụ Trời trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thăng Long Đông Đô Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội Đền Hùng trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 42 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Sắp xếp lại các nội dung sau đây theo trình tự bố cục ba phần: (1) Phần mở đầu, (2) Phần nội dung, (3) Phần kết luận của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về trình tự của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
(1)-b; (2)-d,c; (3)-a.
Câu 2
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu
Phương pháp giải:
Câu 3
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đề tài: Thiên nhiên trong hai bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 1, Đỗ Phủ) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến).
Phương pháp giải:
Đọc lại hai bài thơ và phần phân tích của cả hai bài, liệt kê các hình ảnh thiên nhiên và lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân trung đại. Trong thơ trung đại viết về mùa thu, ta thấy luôn ẩn chứa tâm trạng nào đó trong cảnh thiên nhiên. Cảm xúc mùa thu (bài 1, Đỗ Phủ) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là hai bài thơ hay viết về mùa thu. Phong cảnh mùa thu được hai tác giải miêu tả bài thơ của mình rất đẹp và nên thơ, nhưng đâu đó ta cũng cảm nhận được một nỗi buồn thế sự.
Thân bài:
- Mối liên hệ giữa hai tác giả: Đỗ Phủ được mệnh danh là “Thi thánh” của nền văn học trung đại Trung Hoa, danh tiếng của ông còn vang xa và ảnh hưởng đến rất nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Nhiều khả năng khi viết ba bài thơ trong chùm thơ thu của mình, Nguyễn Khuyến đã đọc được bài thơ viết về mùa thu của Đỗ Phủ. Nhưng có thể nói rằng ở đây không hề thấy ảnh hưởng của Đỗ Phủ trong các bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Âm hưởng của Đường thi đã ngấm và máu thịt của nhà thơ Việt Nam và ông đã sáng tạo ra những bài thơ thu mang cốt cách của riêng mình, những bài thơ Đường luật riêng của thơ ca nước Việt.
- Thiên nhiên được mô tả trong hai bài thơ dường như hoàn toàn khác biệt nhau. Một bên thì dữ dội khốc liệt, không giống như tưởng tượng của mọi người về cái mùa vốn được coi là lãng mạn này trong Cảm xúc mùa thu.Cảnh thu thê lương, ảm đạm, lạnh lẽo, nặng nề, trầm uất ở vùng núi Quỳ Châu, miền núi phía tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang, nơi thi nhân lánh nạn được miêu tả rất rõ nét trong bốn câu thơ đầu:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”
Một bên thì mang những nét trầm, yên tĩnh với rất nhiều màu sắc của thiên nhiên trong Câu cá mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách văng teo”
Cảnh sắc là những nét riêng của mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Màu sắc chủ đạo là màu xanh, xanh của nước, xanh của sóng, xanh của trời, xanh của ngõ trúc gợi một không gian thoáng đãng, yên ả. Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
Tuy nhiên, trong Cảm xúc mùa thu những nét điển hình của mùa thu vẫn được Đỗ Phú miêu tả. Hình ảnh thiên nhiên: sóng trên sông Trường Giang; mây trên cửa ải. Thiên nhiên vận động mạnh mẽ, trái chiều như nén ko gian lại, khiến trời đất như đảo lộn. Thiên nhiên trầm uất, dữ dội. Cảnh thu được nhìn từ xa, cảnh rộng, bao quát. Trong bốn câu thơ đầu cảnh vẫn đậm hơn tình, tình nằm ẩn sâu trong cảnh.
- Cả hai bài thơ đều sử dụng bụt pháp tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh nhưng không phải chỉ tả cảnh thuần tuý mà qua việc tả cảnh để diễn tả tình cảm của con người, khắc hoạ thế giới nội tậm của chính tác giả:
+ Thế giới nội tâm của Đỗ Phủ đầy trăn trở, lo âu trước hiện thực hỗn loạn cỉa xã hội thời ông sống, cũng như nỗi nhớ thương quê nhà đang chìm ngập trong cảnh loạn lạc:
“Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.”
Hình ảnh khóm cúc là biểu tượng cho nỗi buồn đau dằng dặc, thường trực của tác giả. Đó là sự chất chồng của nỗi xót xa cho thân phận tha hương trôi nổi và nỗi nhớ quê hương da diết. “Con thuyền buộc chặt mối tình nhà” mối buộc của con thuyền lại gắn kết với nỗi nhớ nơi vườn cũ (quê hương) thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Âm thanh tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi kẻ tha hương làm chạnh lòng tác giả (cũng là một kẻ tha hương, lưu lạc, nghèo khổ), khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Cảnh thu ở bốn câu sau thấm đượm tình thu, thậm chí còn đồng nhất với tình thu (câu 5-6), khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất của kẻ tha hương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn.
+ Thiên nhiên trong Câu cá mùa thu có phần yên tĩnh và khép kín nhưng không thiếu phần mãnh liệt với tâm trạng rối bời của chủ thể trữ tình trước hiện thực đất nước, trước trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với nước nhà. Nỗi niềm ấy được thể hiện rất kín đáo nhưng vẫn đầy trăn trở, dằn vặt:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Tác giải dường như không để tâm đến việc câu cá mà đang suy tư, suy nghĩ một điều gì đó. Để rồi không gian yên ắng một lần nữa lại được tô đậm hơn nhờ tiếng động ở cuối bài “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, đó là cái chợt tỉnh mơ hồ. Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
Kết bài: Hai bài thơ đều viết về mùa thu, đều ẩn chứa một nỗi buồn, tâm trạng của hai tác giả nhưng không hề trùng lặp. Ở mỗi bài thơ ta lại thấy sự khác biệt trong cách miêu tả cảnh sắc mùa thu và diễn tả tâm trạng. Đó cũng chính là cái hay tạo nên thương hiệu riêng của Thi thánh Đỗ Phủ và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Câu 4
Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý đã làm ở bài tập 3 để viết thành đoạn văn (8-10 dòng).
Phương pháp giải:
Dựa vào dàn ý bài 3, lựa chọn và viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
- Thiên nhiên được mô tả trong hai bài thơ dường như hoàn toàn khác biệt nhau. Một bên thì dữ dội khốc liệt, không giống như tưởng tượng của mọi người về cái mùa vốn được coi là lãng mạn này trong Cảm xúc mùa thu.Cảnh thu thê lương, ảm đạm, lạnh lẽo, nặng nề, trầm uất ở vùng núi Quỳ Châu, miền núi phía tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang, nơi thi nhân lánh nạn được miêu tả rất rõ nét trong bốn câu thơ đầu:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”
Một bên thì mang những nét trầm, yên tĩnh với rất nhiều màu sắc của thiên nhiên trong Câu cá mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách văng teo”
Cảnh sắc là những nét riêng của mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Màu sắc chủ đạo là màu xanh, xanh của nước, xanh của sóng, xanh của trời, xanh của ngõ trúc gợi một không gian thoáng đãng, yên ả. Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10
Chủ đề 3. Năng lượng
Thư lại dụ Vương Thông
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10