Bài 19. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số
Bài 20. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số
Bài 21. Luyện tập chung
Bài 22. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số
Bài 23. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số
Bài 24. Luyện tập chung
LT1
Bài 1 (trang 135 SGK Toán 2 tập 1)
Chọn câu trả lời đúng.
a)
Số thích hợp với là:
A. 39 B. 40 C. 41
b) Nếu ngày 19 tháng 12 là thứ Hai thì ngày 22 tháng 12 là:
A. Thứ Tư B. Thứ Năm C. Thứ Sáu
Phương pháp giải:
a) Dựa vào số thứ tự trên tia số để tìm số thích hợp với dấu ? : hai số liền nhau trên tia số hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
b) Dựa vào thứ tự các ngày trong tháng để tìm xem ngày 22 tháng 12 là thứ mấy.
Lời giải chi tiết:
a) Các số trên tia số đã cho như sau:
Vậy số thích hợp với dấu ? là 41.
Chọn C.
b) Ngày 19 tháng 12 là thứ Hai nên ta có:
- Ngày 20 tháng 12 là thứ Ba.
- Ngày 21 tháng 12 là thứ Tư.
- Ngày 22 tháng 12 là thứ Năm.
Vậy nếu ngày 19 tháng 12 là thứ Hai thì ngày 22 tháng 12 là thứ Năm.
Chọn B.
Bài 2
Tìm đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi bức tranh.
Phương pháp giải:
Nhớ lại cách gọi giờ trong ngày:
- 2 giờ chiều hay còn gọi là 14 giờ ;
- 4 giờ 30 phút chiều hay còn gọi là 16 giờ 30 phút.
- 8 giờ tối hay còn gọi là 8 giờ tối.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Đặt tính rồi tính.
a) 36 + 7 5 + 48 29 + 64
b) 73 – 6 82 – 57 91 – 85
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{a)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{36}\\{\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,43}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,5}\\{48}\end{array}}\\\hline{\,\,\,53}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{29}\\{64}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,93}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{b)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{73}\\{\,\,6}\end{array}}\\\hline{\,\,\,67}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{82}\\{57}\end{array}}\\\hline{\,\,\,25}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{91}\\{85}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,\,6}\end{array}\)
Bài 4
Rô-bốt cao 89 cm, Mi cao hơn Rô-bốt 9 cm. Hỏi Mi cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (chiều cao của Rô-bốt, số xăng-ti-mét Mi cao hơn Rô-bốt ) và hỏi gì (chiều cao của Mi), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm chiều cao của Mi ta lấy chiều cao của Rô-bốt cộng với số xăng-ti-mét Mi cao hơn Rô-bốt.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Rô-bốt: 89 cm
Mi cao hơn Rô-bốt: 9 cm
Mi: … cm?
Bài giải
Mi cao số xăng-ti-mét là:
89 + 9 = 98 (cm)
Đáp số: 98 cm.
Bài 5
Có hai đường đi để kiến đến chỗ miếng bánh như hình dưới đây.
a) Tìm số thích hơp.
- Đường đi ABC dài cm.
- Đường đi MNPQ dài cm.
b) Đường đi nào ngắn hơn?
Phương pháp giải:
a) Thực hiện tính nhẩm độ dài mỗi đường đi:
- Độ dài đường đi ABC bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB và BC.
- Độ dài đường đi MNPQ bằng tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.
b) So sánh độ dài hai đường đi, từ đó tìm được đường đi ngắn hơn.
Lời giải chi tiết:
a) Độ dài đường đi ABC là:
52 + 38 = 90 (cm)
Độ dài đường đi MNPQ là:
39 + 23 +35 = 97 (cm)
Vậy: - Đường đi ABC dài 90 cm.
- Đường đi MNPQ dài 97 cm.
b) Ta có: 90 cm < 97 cm.
Vậy đường đi ABC ngắn hơn đường đi MNPQ.
LT2
Bài 1 (trang 136 SGK Toán 2 tập 1)
Chọn câu trả lời đúng.
a)
Hai đồng hồ chỉ cùng giờ vào buổi chiều là:
A. M và E B. M và G C. N và G
b)
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
A. 7 cm B. 12 cm C. 13 cm
Phương pháp giải:
a) Dựa vào số chỉ kim giờ và kim phút để đọc giờ trên mỗi đồng hồ M và N, từ đó tìm được hai đồng hồ chỉ cùng giờ vào buổi chiều.
b) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD.
Lời giải chi tiết:
a) Đồng hồ M chỉ 3 giờ 30 chiều hay 15 giờ 30 phút.
Đồng hồ N chỉ 4 giờ chiều hay 16 giờ.
Vậy hai đồng hồ M và E chỉ cùng giờ vào buổi chiều.
Chọn A.
b) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
4 + 3 + 6 = 13 (cm)
Chọn C.
Bài 2
Tìm số thích hợp.
b) Rót đầy hai ca từ một can chứa đầy nước.
Trong can còn lại \(l\) nước.
Phương pháp giải:
a) Quan sát cân, đọc số đo ki-lô-gam mỗi quả cân ở trên cân đĩa, sau đó để tính cân nặng của quả mít ta tính tổng cân nặng của 2 quả cân trên đĩa cân.
b) Quan sát cân, đọc số đo trên can và số đo trên mỗi ca, sau đó để tính số lít nước còn lại ta lấy số lít nước ban đầu có trong can trừ đi số lít nước rót ra ở hai can.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 2 kg + 5 kg = 7 kg.
Vậy quả mít cân nặng 7 kg.
b) Ta có: 10 \(l\) – 2 \(l\) – 2 \(l\) = 8 \(l\) – 2 \(l\) = 6 \(l\).
Vậy trong can còn lại 6 \(l\) nước.
Bài 3
Để ủng hộ các bạn vùng lũ lụt, lớp 2A quyên góp được 83 quyển sách, lớp 2B quyên góp được ít hơn lớp 2A là 18 quyển sách. Hỏi lớp 2B quyên góp được bao nhiêu quyển sách?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số quyển sách lớp 2A quyên góp được, số quyển sách lớp 2B quyên góp ít hơn lớp 2A) và hỏi gì (số quyển sách lớp 2B quyên góp được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số quyển sách lớp 2B quyên góp được ta lấy số quyển sách lớp 2A quyên góp được trừ đi số quyển sách lớp 2B quyên góp ít hơn lớp 2A.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Lớp 2A: 83 quyển sách
Lớp 2B ít hơn lớp 2A: 18 quyển sách
Lớp 2B: ... quyển sách?
Bài giải
Lớp 2B quyên góp được số quyển sách là:
83 – 18 = 65 (quyển sách)
Đáp số: 65 quyển sách.
Bài 4
Tìm số thích hợp.
a)
b)
Phương pháp giải:
Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 62 – 6 = 56 ;
56 + 27 = 83 ;
83 – 40 = 43.
Vậy ta có kết quả như sau:
b) Ta có: 27 + 5 = 32 ;
32 – 19 = 13 ;
13 + 30 = 43.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 5
Chọn câu trả lời đúng.
Số hình tứ giác có trong hình sau là:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Phương pháp giải:
Đếm các hình tứ giác có 1 hình đơn trước, sau đó đếm các hình tứ giác có hai hình đơn hoặc ba hình đơn.
Lời giải chi tiết:
Ta kí hiệu các hình như sau:
Các hình tứ giác có trong hình vẽ đã cho là:
- Hình tứ giác có 1 hình đơn: hình 1.
- Hình tứ giác có 2 hình đơn: hình gồm hình 1 và hình 2; hình gồm hình 2 và hình 3.
- Hình tứ giác gồm cả ba hình 1, 2, 3.
Vậy có tất cả 4 hình tứ giác.
Chọn C.
Unit 5 : In the classroom
Chủ đề 7. Gương mặt thân quen
Chủ đề 2. Nhịp điệu bạn bè
Chủ đề 6. Trái đất và bầu trời
Chủ đề 3. Mái trường thân yêu
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2