GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bài 31. Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
HĐ1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
HĐ2
Bài 2
Bài 3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
HĐ1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
HĐ2
Bài 2
Bài 3

HĐ1

Bài 1 (trang 119 SGK Toán 2 tập 1)

Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 2 giờ.

b) 9 giờ 30 phút.

c) 7 giờ 15 phút.

Phương pháp giải:

a) Khi đồng hồ chỉ 2 giờ thì kim ngắn (kim giờ) chỉ vào số 2, kim dài (kim phút) chỉ vào số 12.

b) Khi đồng hồ chỉ 9 giờ 30 phút  thì kim ngắn (kim giờ) chỉ vào khoảng giữa số 9 và số 10, kim dài (kim phút) chỉ vào số 6.

c) Khi đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút thì kim ngắn (kim giờ) chỉ qua số 7 một chút , kim dài (kim phút) chỉ vào số 3.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Xem thời khoá biểu hôm nay của em rồi trả lời câu hỏi.

a) Lúc 9 giờ 15 phút, em học môn gì?

b) Em học môn gì vào lúc 15 giờ 15 phút?

Phương pháp giải:

Em tự xem thời khóa biểu rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

Em tự xem thời khóa biểu hôm nay của em rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Bài 3

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Phương pháp giải:

Quan sát kim giờ và kim phút trên mỗi đồng hồ đang chỉ vào số nào, từ đó đọc giờ trên đồng hồ đó.

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ A chỉ 2 giờ 15 phút.

Đồng hồ B chỉ 6 giờ 15 phút.

Đồng hồ C chỉ 11 giờ 15 phút.

Đồng hồ D chỉ 12 giờ 15 phút.

Bài 4

a) Vào ngày nghỉ cuối tuần, Nam làm gì lúc mấy giờ?

b) Hằng ngày em thực hiện những hoạt động nào trong các hoạt động trên và em thực hiện mỗi hoạt động đó vào lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh rồi đọc giờ trên đồng hồ và mô tả hoạt động Nam làm vào mỗi giờ đó.

b) Em tự liên hệ bản thân rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

a) Nam chơi đồ chơi lúc 10 giờ 30 sáng.

   Nam ăn cơm lúc 11 giờ 30 phút trưa.

   Nam đi đạp xe lúc 4 giờ 30 phút chiều (hay 16 giờ 30 phút).

   Nam nhặt rau giúp mẹ lúc 5 giờ 30 phút chiều (hay 17 giờ 30 phút).

   Nam học bài lúc 7 giờ 30 phút tối (hay 19 giờ 30 phút).

   Nam đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối (hay 21 giờ 30 phút).

b) Em tự liên hệ bản thân rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Bài 5

Đồng hồ trong hình vẽ cho biết thời gian đến lớp học của mỗi bạn.

Biết lớp học bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Hỏi bạn nào đi học muộn?

Phương pháp giải:

Quan sát bối cảnh được thể hiện trong bức tranh và đồng hồ thể hiện thời gian đến lớp của mỗi bạn để đưa ra lập luận xem bạn nào đến lớp đúng giờ, bạn nào đến muộn.

Lưu ý ta có: 2 giờ chiều tức là 14 giờ.

Lời giải chi tiết:

Lớp học bắt đầu lúc 2 giờ chiều, tức là 14 giờ.

- Lúc 14 giờ, bạn Nam đã ngồi trong lớp học, chăm chú nhìn lên bảng, nên bạn Nam đến lớp đúng giờ (hay không bị muộn).

- Lúc 14 giờ 15 phút, bạn Mai đang đứng ở cửa lớp, nên bạn Mai đi học muộn.

- Lúc 13 giờ 30 phút, bạn Việt đã đi qua cổng trường, nên bạn Việt không đi học muộn.

HĐ2

Bài 1 (trang 121 SGK Toán 2 tập 1)

Em xem tờ lịch tháng này rồi trả lời câu hỏi.

a) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy?

b) Hôm qua là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy?

c) Ngày mai là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy?

Phương pháp giải:

Học sinh xem tờ lịch tháng này rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

Học sinh xem tờ lịch tháng này rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.

Bài 2

Xem tờ lịch tháng 5 dưới đây rồi trả lời câu hỏi.

- Tháng 5 có bao nhiêu ngày?

- Tháng 5 có bao nhiêu ngày thứ Ba, đó là những ngày nào?

- Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác Hồ. Ngày đó là thứ mấy?

Phương pháp giải:

Học sinh xem tờ lịch tháng này rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

- Tháng 5 có 31 ngày.

- Tháng 5 có 5 ngày thứ Ba, đó là những ngày 3, ngày 10, ngày 17, ngày 24 và ngày 31.

- Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác Hồ. Ngày đó là thứ năm.

Bài 3

a) Nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 6 ở bên.

b) Xem tờ lịch bên rồi trả lời câu hỏi.

- Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy?

- Nếu hôm nay là thứ Năm ngày 16 tháng 6 thì thứ Năm tuần trước là ngày nào, thứ Năm tuần sau là ngày nào?

Phương pháp giải:

- Quan sát kĩ tờ lịch đã cho, điền tiếp các ngày còn thiếu và trả lời các câu hỏi của bài toán.

- Chú ý: Cùng một “thứ” của hai tuần liên tiếp sẽ hơn hoặc kém nhau 7 ngày, chẳng hạn thứ hai tuần này là ngày 3 tháng 5 thì thứ hai tuần sau là ngày 10 tháng 5 (vì ta có 3 + 7 = 10), hoặc thứ ba tuần này là ngày 11 tháng 6 thì thứ ba tuần trước là ngày 4 tháng 6 (vì ta có 11 – 7 = 4).

Lời giải chi tiết:

a)

b) - Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư.

- Nếu hôm nay là thứ Năm ngày 16 tháng 6 thì thứ Năm tuần trước là ngày 9 tháng 6, thứ Năm tuần sau là ngày 23 tháng 6.

Fqa.vn
Bình chọn:
4.8/5 (80 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Chương bài liên quan

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved