Câu 1
Tìm các từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu để tìm các từ ngữ phù hợp điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Tìm từ được dùng để hỏi trong mỗi câu dưới đây:
M: Câu a: Từ để hỏi là từ “gì”
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và xác định từ để hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Từ để hỏi là “gì”
b. Từ để hỏi là “Vì sao”
c. Từ để hỏi là “à”
d. Từ để hỏi là “mấy”
Câu 3
Chuyển những câu kể dưới đây thành câu hỏi.
a. Nam đi học
b. Cô giáo vào lớp
c. Cậu ấy thích nghề xây dựng.
d. Trời mưa.
M: Nam đi học
(1) Nam đi học chưa?
(2) Nam đi học à?
(3) Nam có đi học không?
(4) Bao giờ Nam đi học?
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
b. Cô giáo vào lớp
- Cô giáo vào lớp chưa?
- Cô giáo vào lớp ạ?
- Cô giáo có vào lớp không?
- Bao giờ cô giáo vào lớp?
c. Cậu ấy thích nghề xây dựng
- Cậu ấy thích nghề xây dựng à?
- Cậu ấy thích nghề xây dựng sao?
- Cậu ấy có thích nghề xây dựng không?
- Cậu ấy thích nghề xây dựng phải không?
d. Trời mưa
- Trời mưa à?
- Trời mưa chưa?
- Trời mưa không?
- Khi nào trời mưa?
- Trời có mưa không?
Câu 4
Trao đổi với các bạn suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện đã đọc.
G: Đọc những câu chuyện gợi ý dưới đây để nhớ lại các chi tiết về những nhân vật đã đọc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Vích-to Huy-gô trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt là một cậu bé có năng khiếu về văn chương. Cậu vừa giải toán giỏi lại có tài viết lời giải đó thành một bài thơ.
- Pu-skin là một cậu học trò rất giỏi làm thơ. Dù yêu cầu có khó đến mấy, cậu ấy cũng có thể sáng tác được ra những bài thơ hay và hấp dẫn.
- Vì chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc nhà nên khi được giao cho bài tập làm văn viết về những điều em đã làm giúp mẹ, Cô-li-a cảm thấy rất khó khăn. Cậu loay hoay mãi không biết viết như thế nào. Cuối cùng, Cô-li-a chọn cách viết những việc mà mình chưa làm vào bài văn của mình. Sau bài văn đó, Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời giặt áo sơ mi và quần áo lót vì đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn của mình
- Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo.
Câu 5
Viết đoạn văn ngắn về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc. Em thích hay không thích nhân vật đó? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập trên để viết.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Cô-li-a là nhân vật trong câu chuyện Bài tập làm văn. Vì chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc nhà nên khi được giao cho bài tập làm văn viết về những điều em đã làm giúp mẹ, Cô-li-a cảm thấy rất khó khăn. Cậu loay hoay mãi không biết viết như thế nào. Cuối cùng, Cô-li-a chọn cách viết những việc mà mình chưa làm vào bài văn của mình. Sau bài văn đó, Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời giặt áo sơ mi và quần áo lót vì đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn của mình. Em rất thích Cô-li-a vì cậu ấy đã biết giữ lời. Cậu ấy đã làm những việc mà mình đã viết trong bài tập làm văn trên lớp.
Bài tham khảo 2:
Trong câu chuyện Tia nắng bé nhỏ có nhân vật Na. Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Em rất thích tấm lòng hiếu thảo của bạn Na dành cho bà của mình.
Câu 6
Trao đổi bài làm của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.
Lời giải chi tiết:
Em cùng các bạn trong lớp thực hiện trao đổi bài làm, nhận xét và học hỏi bài các bạn những ý hay.
Vận dụng
Đọc lại những câu chuyện mà em yêu thích
Lời giải chi tiết:
Em chủ động tìm đọc lại những câu chuyện mà em thích trong chương trình học.
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3