Câu 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì? b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật? c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ? d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao? e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi liên quan.
Lời giải chi tiết:
a. Bạn nhỏ tả: chiếc ống nhòm
b. Đồ vật đó có đặc điểm nổi bật:
Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa", có cảm giác với được những đám, mây ngũ sắc.
Chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp bạn nhỏ nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu.
c. Đồ vật đó giúp ích cho bạn nhỏ: giúp kì nghỉ hè bạn nhỏ thêm ý nghĩa
d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên: người bạn nhỏ, người bạn thân thiết. Vì chiếc ồng nhòm luôn sát cánh cùng bạn suốt mùa hè, giúp bạn khám phá thiên nhiên, khám phát bầu trời và biển cả
e. Câu văn đầu tiên có tác dụng: giới thiệu đồ vật đó là gì, và câu văn cuối cùng có tác dụng: bày tỏ tình cảm của bạn nhỏ với chiếc ống nhòm.
Câu 2
Tìm ý cho đoạn văn tả một đổ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý: |
Phương pháp giải:
Em lập dàn ý cho đoạn văn tả một đổ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:
1. Giới thiệu về đồ vật:
+ Đó là đồ vật gì?
+ Từ đâu em có đồ vật ấy?
2. Đặc điểm chung của đồ vật:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Kích thước
+ Cấu tạo
+ Họa tiết
3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật.
4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:
+ Đồ vật ấy dùng để làm gì?
+ Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không?
5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao?
6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
+ Yêu thích, trân trọng
+ Lời hứa giữ gìn, bảo vệ
Lời giải chi tiết:
1. Giới thiệu về đồ vật:
+ Đó là đồ vật gì: kính râm
+ Từ đâu em có đồ vật ấy: mẹ mua cho em
2. Đặc điểm chung của đồ vật:
+ Hình dáng: hình tròn
+ Màu sắc: mắt màu đen trong suốt, gọng màu trắng
+ Kích thước: nhro gọn, vừa với khuôn mặt em
+ Cấu tạo: gồm gọng và mắt kính
3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật: nó có thể thay đổi màu mắt khi qua những tiết trời khác nhau.
4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:
+ Đồ vật ấy dùng để làm gì: che nắng, bảo vệ mắt, thời trang
+ Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không: em tự tin hơn khi đi tham quan, du lịch biển.
5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao: sau khi dùng em sẽ lau chùi và cất vào hộp kính
6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
+ Yêu thích, trân trọng vì đó là món quà mẹ tặng em.
+ Lời hứa giữ gìn, bảo vệ để nó được sử dụng lâu bền.
Câu 3
Nói 1 - 2 câu: a. Giới thiệu đồ vật b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật |
Phương pháp giải:
Em giới thiệu đồ vật và thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật đã lập dàn ý ở câu trên.
G:
a. Giới thiệu đồ vật:
+ Đó là đồ vật gì?
+ Từ đâu em có đồ vật ấy?
b. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
+ Yêu thích, trân trọng
+ Lời hứa giữ gìn, bảo vệ
Lời giải chi tiết:
a. Đồ vật luôn sát cánh bên em, bảo vệ em mỗi khi em đi du lịch đó là người bạn nhỏ: kính râm. Mẹ đã mua tặng em chiếc kính khi em kết thúc năm học vừa qua.
b. Em luôn nâng niu và trân trọng chiếc kính vì nó rất dễ bị xước hoặc gãy. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ nó giống như chiếc chính luôn bảo vệ đôi mắt của em.
Vận dụng
Giải ô chữ sau: |
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và gợi ý để tìm tiếng có đủ số lượng chữ cái cho phù hợp với ô chữ.
Lời giải chi tiết:
1. Cá kiếm
2. Kỳ đà
3. Tôm hùm
4. Hải cẩu
5. Cúc biển
Ô chữ hàng dọc: Kỳ thú
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài
Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Học kì 1
Review 3
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3