Nội dung
Tài năng âm nhạc của Mo-da bộc lộ khi ông sáu tuổi. Sau này ông trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng. |
Phần I
Chia sẻ với bạn về một bài hát em thích theo gợi ý: |
Phương pháp giải:
Em hãy chọn một bài hát mình thích và chia sẻ về bài hát đó theo gợi ý:
Tên bài hát là gì?
Tác giả bài hát là ai?
Lời bài hát như thế nào?
Nội dung bài hát là gì?
Giai điệu bài hát ra sao?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài hát “Em là hoa hồng nhỏ” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác.
Lời bài hát:
Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là mùa xuân của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa
Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời là tháng ngày qua
Trời mênh mông đất hiền hòa
Bàn chân em đi nhè nhẹ
Đưa em vào tình người bao la
Cây cỏ rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn như suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa
Bài hát là tâm sự của một em bé mơ mộng, em thấy mình lạc vào một thế giới của những trang sách hồng, với những vần thơ đầy yêu thương, những bông hồng nhỏ. Giai điệu bài hát tươi vui, trong sáng.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi:
Từ bản nhạc bị đánh rơi
1. Một hôm trước khi đi làm, ông Lê-ô-pôn đưa cho Mô-do bản nhạc ông viết tặng con gái chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật. Ông bảo con trai đến nhà, trao bản nhạc cho ông chủ rạp hát.
2. Lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông. Cậu buồn bã quay về, ngồi vào bàn và nảy ra sáng kiến: viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi.
3. Hôm sau, ông Lê-ô-pôn tới nhà ông chủ rạp hát. Ông ta rối rít cảm ơn và bảo con gái đàn cho Lê-ô-pôn nghe. Ngay từ những nốt đầu tiên, ông phát hiện đấy không phải là bản nhạc mình viết Những người nghe đàn đều tấm tắc khen bản nhạc trong sáng, rất đáng yêu.
4. Về tới nhà, nghe Mô-da kể lại, ông xoa đầu con và nói: “Con đã viết được bản nhạc rất hay. Cha tin sau này con sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn". Bấy giờ, Mô-da mới sáu tuổi.
Sau đấy không lâu, Mô-da trở thành nhạc sĩ nổi tiếng khắp thế giới.
Theo Lê Anh Tuấn, Bùi Anh Tú
(:) Mô-da (Wolfgang Amadeus Mozart, 1756 - 1791):nhà soạn nhạc người Áo
nổi tiếng thế giới.
Câu 1
Cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để làm gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ nhất để xem cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để làm gì.
Lời giải chi tiết:
Cha của Mô-da được cho cậu bản nhạc để tặng cho con gái chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật.
Câu 2
Do đâu Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết được do đâu Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha.
Lời giải chi tiết:
Do lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông. Cậu buồn bã quay về, ngồi vào bàn và nảy ra sáng kiến: viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi.
Câu 3
Tìm từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba và thứ tư để tìm ra những từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da: trong sáng, đáng yêu, hay.
Câu 4
Vì sao cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết vì sao cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
Lời giải chi tiết:
Cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn vì: ngay từ những nốt nhạc đầu tiên cất lên ông đã biết không phải là bản nhạc của ông nhưng nó lại rất hay, trong sáng và đáng yêu và sau khi nghe Mo da kể lại câu chuyện thì ông tin rằng con mình sẽ trở thành nhạc sĩ lớn.
Câu 5
Chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và nêu lí do em chọn. |
Phương pháp giải:
Em hãy chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và giải thích vì sao em lại chọn tên ấy.
Lời giải chi tiết:
Tên phù hợp: Sáng kiến của Mô Da
Bản nhạc là sáng kiến, ý tưởng do Mo-da suy nghĩ và viết ra.
Câu 6
Đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi em thích: a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích. b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em. |
Phương pháp giải:
a. Em sưu tầm những câu chuyện, bài thơ về nghệ thuật hoặc nghệ sĩ trong sách, báo, tạp chí.
b. Em hãy chia sẻ truyện đã đọc và xem một vài gợi ý sau:
- Tên bài thơ là gì?
- Tác giả bài thơ là ai?
- Em tìm ra bài thơ bằng cách nào?
- Khổ thơ có hình ảnh nào đẹp?
Lời giải chi tiết:
a. Em có thể tham khảo bài thơ sau:
Múa
Sân khấu là chiếc giường đôi Em Long ngồi làm khán giả Bé Mai bước ra tươi cười Xòe quạt, bắt đầu ca múa.
“Diễn viên” múa khéo làm sao! Câu hát nhịp theo tay uốn Hệt cô văn công hôm nào Múa mừng quân ta thắng lớn. | “Khán giả” ngồi xem toét miệng Đôi tay vỗ vỗ liên hồi “Diễn viên” múa càng uyển chuyển Quạt xòe, trán đẫm mồ hôi.
Trăng lên, tan họp, mẹ về Thấy em nằm tròn bụng ngủ Cô chị cong tay, ngoẹo cổ Chừng đang bận múa trong mơ. Theo TRẦN NGUYÊN ĐÀO |
Tên bài thơ: Múa
Tên tác giả: Trần Nguyên Đào
Cách tìm bài thơ: em tìm thấy bài thơ trên báo.
Hình ảnh đẹp: “Diễn viên” múa càng uyển chuyển/Quạt xòe, trán đẫm mồ hôi.”
b. Tên bài thơ mà tớ đã đọc là bài “Múa” của tác giả Trần Nguyên Đào. Tớ tìm thấy bài thơ trên báo Mặt trời nhỏ. Tớ thích một hình ảnh rất đẹp trong bài thơ đó là: “Diễn viên” múa càng uyển chuyển/Quạt xòe, trán đẫm mồ hôi.”
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3