Bài 1
Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm; b) Đường kính 5cm.
Phương pháp giải:
+) Tính bán kính hình tròn:
ở câu b), bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 (cm)
+) Cách vẽ
- Chấm một điểm, chẳng hạn O (hoặc I), làm tâm.
- Mở compa sao cho mũi kim cách đầu chì một khoảng 3cm (hoặc 2,5cm).
- Đặt mũi kim vào điểm O, áp đầu chì sát vào mặt giấy quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm O (hoặc I) có bán kính 3cm (hoặc 2,5cm).
Lời giải chi tiết:
Bán kính hình tròn ở câu b là: 5 : 2 = 2,5 (cm)
Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau:
Bài 2
Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.
Phương pháp giải:
+) Cách vẽ
- Chọn điểm A (hoặc B) làm tâm.
- Mở compa sao cho mũi kim cách đầu chì một khoảng 2cm.
- Đặt mũi kim vào điểm A (hoặc B), áp đầu chì sát vào mặt giấy quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm A (hoặc B) có bán kính 2cm.
Lời giải chi tiết:
Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau:
Bài 3
Vẽ theo mẫu:
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để vẽ lại hình đã cho.
Lời giải chi tiết:
Cách vẽ:
- Vẽ đường tròn tâm O đường kính AB (đường kính AB bằng 8 lần cạnh ô vuông).
- Vẽ nửa đường tròn đường kính AO (đường kính AO bằng 4 lần cạnh ô vuông).
- Vẽ nửa đường tròn đường kính OB (đường kính OB bằng 4 lần cạnh ô vuông).
Lý thuyết
Bài tập cuối tuần 29
Tuần 17: Luyện tập chung
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - TOÁN 5
Chuyên đề 2. Các bài toán giải bằng phân tích cấu tạo số
Bài tập cuối tuần 8