Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Yếu tố nào không phù hợp với biên bản?
A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể
B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan
C. Lời văn ngắn gọn, chính xác
D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ
Câu 2. Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Câu 3. Nghệ thuật được sử dụng trong Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì?
A. Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng
B. Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động
C. Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng
D. Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc
Câu 4. Ai là tác giả văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
A. Thái Bá Dũng
B. Hà My
C. Văn Quang, Văn Tuyên
D. Hồ Thanh Trang
Câu 5. Trong bài thơ Trái Đất, thái độ của tác giả đối với những kẻ hủy hoạt Trái Đất là gì?
A. Sợ hãi
B. Căm phẫn
C. Ngưỡng mộ
D. Không quan tâm
Câu 6. Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với thể loại nào?
A. Thơ
B. Kịch
C. Văn xuôi
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
B. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
C. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt giặc
D. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
Câu 8. Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp
B. Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh
C. Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu
D. Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại
Câu 9. Ý nào dưới đây không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
A. Rừng bị thu hẹp lại
B. Đại dương bị khai thác quá mức
C. Dân số ngày càng đông đúc
D. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ
Câu 10. Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?
A. Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
B. Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản
C. Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản
D. Sử dụng các từ khóa, cụm từ
Câu 11. Mục đích của việc viết biên bản là gì?
A. Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế
B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết
C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan
D. Thông báo cho nhiều người được biết về sự kiện vừa diễn ra
Câu 12. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Tương thân tương ái
B. Yêu nước
C. Đoàn kết
D. Tất cả đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng)
Câu 2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Yếu tố nào không phù hợp với biên bản? A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan C. Lời văn ngắn gọn, chính xác D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về biên bản
Lời giải chi tiết:
Yếu tố không phù hợp với biên bản là: có thể sử dụng các biện pháp tu từ
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại nào? A. Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin C. Truyện ngắn D. Kịch |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Thể loại văn bản thông tin
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Nghệ thuật được sử dụng trong Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì? A. Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng B. Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động C. Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng D. Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc |
Phương pháp giải:
Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật sử dụng số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Ai là tác giả văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống? A. Thái Bá Dũng B. Hà My C. Văn Quang, Văn Tuyên D. Hồ Thanh Trang |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin văn bản
Lời giải chi tiết:
Hồ Thanh Trang là văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Trong bài thơ Trái Đất, thái độ của tác giả đối với những kẻ hủy hoạt Trái Đất là gì? A. Sợ hãi B. Căm phẫn C. Ngưỡng mộ D. Không quan tâm |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Thái độ căm phẫn
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm):
Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với thể loại nào? A. Thơ B. Kịch C. Văn xuôi D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi B. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy C. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt giặc D. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ về tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm):
Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện? A. Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp B. Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh C. Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu D. Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học khi viết bài văn thuyết mình thuật lại một sự kiện
Lời giải chi tiết:
Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.25 điểm):
Ý nào dưới đây không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống? A. Rừng bị thu hẹp lại B. Đại dương bị khai thác quá mức C. Dân số ngày càng đông đúc D. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Dân số ngày càng đông đúc không được nhắc đến trong văn bản
=> Đáp án: C
Câu 10 (0.25 điểm):
Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản? A. Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản B. Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản C. Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản D. Sử dụng các từ khóa, cụm từ |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Mục đích của việc viết biên bản là gì? A. Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan D. Thông báo cho nhiều người được biết về sự kiện vừa diễn ra |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về biên bản
Lời giải chi tiết:
Mục đích của việc viết biên bản là làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế
=> Đáp án: A
Câu 12 (0.25 điểm):
Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta? A. Tương thân tương ái B. Yêu nước C. Đoàn kết D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng) |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Chia sẻ vật chất: ủng hộ lương thực, quần áo, sách vở...
- Chia sẻ tinh thần: hỏi thăm, động viên, an ủi...
Câu 2 (5 điểm):
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. |
Phương pháp giải:
* Mở bài
- Giới thiệu chung về trải nghiệm sẽ được kể.
* Thân bài
- Kể diễn biến của trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian…)
- Câu chuyên xảy ra ở đâu? Khi nào? Những nhân vật liên quan?
- Những sự việc đã xảy ra?
- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
- Cảm xúc và ý nghĩa của người viết khi kể lại câu chuyện?
* Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của trải nghiệm và mong muốn của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Đúng như vậy, cha mẹ thường nói với em dù ở đâu, đi đâu cũng phải luôn hướng về quê hương, nguồn cội. Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. Bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà. Và những chuyến về quê ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn em phong phú hơn.
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chương 8. Hình học phẳng. Các hình hình học cơ bản
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Ôn tập hè Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6