Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện nào sau đây?
A. Thánh Gióng
B. Sự tích Hồ Gươm
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Thạch Sanh
Câu 2. Văn bản truyện em vừa tìm được thuộc thể loại nào?
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện ngắn
D. Nghị luận
Câu 3. Câu chuyện ấy xảy ra vào thời gian nào?
A. Thời cổ đại
B. Đời Hùng Vương thứ sáu
C. Thời nhà Lê
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám
Câu 4. Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện?
A. Nhân vật được sinh ra kì lạ
B. Nhân vật được cha mẹ, dân làng nuôi lớn
C. Nhân vật ra trận đánh giặc
D. Nhân vật đánh xong giặc, bay về trời
Câu 5. Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là gì?
A. roi sắt
B. gươm thần
C. cây tre
D. ngọn giáo
Câu 6. Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc nào?
A. Giặc Ân
B. Giặc Minh
C. Giặc Nguyên Mông
D. Giặc Pháp
Câu 7. Em hãy cho biết giá trị nội dung của truyện dân gian đã xác định được trong câu 1.
Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả cảnh sân trường. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện nào sau đây? A. Thánh Gióng B. Sự tích Hồ Gươm C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Thạch Sanh |
Phương pháp giải:
Quan sát tranh và liên tưởng đến câu chuyện tương ứng
Lời giải chi tiết:
Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện Thánh Gióng
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm):
Văn bản truyện em vừa tìm được thuộc thể loại nào? A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện ngắn D. Nghị luận |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Câu chuyện ấy xảy ra vào thời gian nào? A. Thời cổ đại B. Đời Hùng Vương thứ sáu C. Thời nhà Lê D. Đời Hùng Vương thứ mười tám |
Phương pháp giải:
Nhớ lại bối cảnh ra đời câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện ấy xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.25 điểm):
Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện? A. Nhân vật được sinh ra kì lạ B. Nhân vật được cha mẹ, dân làng nuôi lớn C. Nhân vật ra trận đánh giặc D. Nhân vật đánh xong giặc, bay về trời |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nhân vật ra trận đánh giặc
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.25 điểm):
Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là gì? A. roi sắt B. gươm thần C. cây tre D. ngọn giáo |
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh
Lời giải chi tiết:
Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là cây tre
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc nào? A. Giặc Ân B. Giặc Minh C. Giặc Nguyên Mông D. Giặc Pháp |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc Ân
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm):
Em hãy cho biết giá trị nội dung của truyện dân gian đã xác định được trong câu 1. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và liên hệ với câu truyện dân gian tương ứng
Lời giải chi tiết:
- Truyện cần xác định: Thánh Gióng
- Giá trị nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Câu 8 (1.0 điểm):
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả cảnh sân trường. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học. |
Phương pháp giải:
Hình dung khung cảnh sân trường và miêu tả lại. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng và sử dụng 1 biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Sân trường là nơi em thích ngắm nhìn và vui chơi mỗi khi đến trường đi học! Nhìn bao quát, sân trường lúc ra chơi giống như một công viên thu nhỏ với rất nhiều những trò chơi của học sinh trên sân. Hình như thiên nhiên cũng bừng tỉnh để hòa mình vào thế giới nhộn nhịp, tươi vui ấy. Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Trong những tán bàng xanh mướt ríu rít những tiếng chim ca hát như khúc dạo đầu cho một buổi hòa ca lớn của chim muông. Sân trường rộn rã những tiếng cười nói của học sinh nô đùa với bao nhiêu trò chơi thú vị. Sân trường em thật tươi đẹp biết bao!
Biện pháp tu từ cần chỉ ra:
- So sánh: sân trường lúc ra chơi giống như một công viên thu nhỏ; những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến; tiếng chim ca hát như khúc dạo đầu cho một buổi hòa ca lớn;…
- Nhân hóa: thiên nhiên cũng bừng tỉnh; Mặt trời ban phát; cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc; tiếng chim ca hát…
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ: a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng. b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều. c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt. d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Lời giải chi tiết:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
Câu 2 (5 điểm):
Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. |
Phương pháp giải:
- Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- Thân bài:
+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.
+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường cấp hai của em tổ chức một chuyến du lịch thay cho phần thưởng sách vở. Và em đã rất may mắn và hạnh phúc khi mình đã có thành tích học tập tốt và có mặt trong chuyến đi này.
Đây là chuyến du lịch đến thăm Lăng Bác, vì vậy em rất háo hức và kì vọng. Chuyến du lịch của trường em chính thức bắt đầu, để đảm bảo đúng lộ trình thì năm giờ sáng chúng em đã phải có mặt ở trường, vì lúc ấy trời còn khá tối nên bố đã đưa em đến trường, tận khi lên xe thì bố em mới yên tâm ra về. Chuyến đi này làm em thao thức suốt đêm, mong sao cho trời mau sáng để em có thể đến trường.
Đây là lần đầu tiên em được đi thăm Lăng Bác Hồ. Chuyến xe dừng tại Lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai.
Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.
Nơi chúng em đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng, một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội đã diễn ra. Khi ấy, ánh nhìn của mọi người đều tập trung vào đoàn diễu hành ấy.
Sau lễ duyệt binh, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng em cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả.
Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng em cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Chúng em đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi.
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự kính yêu vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Nguồn: sưu tầm)
Chương 8: Những hình hình học cơ bản
Unit 1: Home
Bài 2: Miền cổ tích
Chủ đề 1. Em với nhà trường
BÀI 8: TIẾT KIỆM
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6