Bài 1
a) \(1\) gấp bao nhiêu lần \( \dfrac{1}{10}\) ?
b) \( \dfrac{1}{10}\) gấp bao nhiêu lần \( \dfrac{1}{100}\) ?
c) \( \dfrac{1}{100}\) gấp bao nhiêu lần \( \dfrac{1}{1000}\) ?
Phương pháp giải:
Muốn biết số thứ nhất gấp số thứ hai bao nhiêu lần ta lấy số thứ nhất chia cho số thứ hai.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có : \( 1: \dfrac{1}{10} =10 \) nên \(1\) gấp \(10\) lần \( \dfrac{1}{10}\) ;
b) Ta có : \( \dfrac{1}{10}: \dfrac{1}{100} =10 \) nên \( \dfrac{1}{10}\) gấp \(10\) lần \( \dfrac{1}{100}\) ;
c) \( \dfrac{1}{100}: \dfrac{1}{1000} =10 \) nên \( \dfrac{1}{100}\) gấp \(10\) lần \( \dfrac{1}{1000}.\)
Bài 2
Tìm \( \displaystyle x\):
a) \( \displaystyle x + \dfrac{2}{5}= \dfrac{1}{2}\); b) \( \displaystyle x - \dfrac{2}{5}=\dfrac{2}{7}\);
c) \( \displaystyle x\times\dfrac{3}{4}= \dfrac{9}{20}\); d) \( \displaystyle x : \dfrac{1}{7}=14\).
Phương pháp giải:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
a) \( \displaystyle x + \dfrac{2}{5}= \dfrac{1}{2}\) b) \( \displaystyle x - \dfrac{2}{5}= \dfrac{2}{7}\)
\( \displaystyle x = \dfrac{1}{2}- \dfrac{2}{5}\) \( \displaystyle x = \dfrac{2}{7}+ \dfrac{2}{5}\)
\( \displaystyle x ={5 \over {10}} - {4 \over {10}}\) \( \displaystyle x={{10} \over {35}} + {{14} \over {35}}\)
\( \displaystyle x= \dfrac{1}{10}\) \( \displaystyle x = \dfrac{24}{35}\)
c) \( \displaystyle x \times \dfrac{3}{4}\)\(= \displaystyle \dfrac{9}{20}\) d) \( \displaystyle x :\dfrac{1}{7}= 14\)
\( \displaystyle x = \dfrac{9}{20}\)\( :\displaystyle \dfrac{3}{4}\) \( \displaystyle x = 14 \times\dfrac{1}{7}\)
\( \displaystyle x = {9 \over {20}} \times {4 \over 3}\) \( \displaystyle x = {{14 \times 1} \over 7} \)
\( \displaystyle x = {{9 \times 4} \over {20 \times 3}} \) \( \displaystyle x = 2\).
\( \displaystyle x =\dfrac{3}{5}\)
Bài 3
Một vòi nước chảy vào bể, giờ đầu chảy vào được \( \dfrac{2}{15}\) bể, giờ thứ hai chảy vào được \( \dfrac{1}{5}\) bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần của bể ?
Phương pháp giải:
- Tính tổng số phần bể nước mà vòi nước chảy trong hai giờ.
- Tìm trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được số phần của bể ta lấy tổng số phần bể nước mà vòi nước chảy trong hai giờ chia cho 2.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Giờ đầu: \( \dfrac{2}{15}\) bể
Giờ thứ hai: \( \dfrac{1}{5}\) bể
Trung bình mỗi giờ: ... phần bể?
Bài giải
Trong \(2\) giờ vòi nước chảy được số phần của bể là:
\( \dfrac{2}{15}+\dfrac{1}{5}=\dfrac{1}{3}\) (bể)
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là:
\( \dfrac{1}{3} : 2 = \dfrac{1}{6}\) (bể)
Đáp số: \( \dfrac{1}{6}\) bể.
Bài 4
Trước đây mua \(5m\) vải phải trả \(60 000\) đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm \(2000\) đồng. Hỏi với \(60 000\) đổng, hiện nay có thể mua được bao nhiêu mét vải như thế ?
Phương pháp giải:
- Tính giá tiền trước đây khi mua 1m vải = giá tiền khi mua 5m vải : 5
- Tính giá tiền hiện nay khi mua 1m vải = giá tiền trước đây khi mua 1m vải - 2000 đồng.
- Tính số mét vải hiện nay có thể mua được ta lấy 60000 đồng chia cho giá tiền hiện nay khi mua 1m vải.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Trước đây 5m : 60 000 đồng
Hiện nay mỗi mét: giảm 2 000 đồng
60 000 đồng : ... mét vải?
Bài giải
Trước đây mỗi mét vải có giá là:
\(60 000 : 5 = 12 000\) (đồng)
Hiện nay giá mỗi mét vải là:
\(12 000 - 2000 = 10 000\) (đồng)
Với \(60 000\) đồng, hiện nay có thể mua được số mét vải là :
\(60 000 : 10 000 = 6 \;(m)\)
Đáp số : \(6m\) vải.
Tuần 16: Giải toán về tỉ số phần trăm
Bài tập cuối tuần 13
Tuần 18: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác. Luyện tập chung
Chủ đề 1 : Khám phá máy tính
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5